6 quan niệm sai lầm về pin của smartphone

Rút sạc ngay khi đầy pin, chỉ sạc điện thoại khi hết pin hay đóng ứng dụng chạy ngầm để tiết kiệm pin... là những quan niệm hoàn toàn sai với pin trên smartphone.

6 quan niệm sai lầm về pin của smartphone

Nhiều người trong chúng ta có những lầm tưởng về việc tiết kiệm pin. Dưới đây là 6 quan niệm sai lầm về pin của điện thoại thông minh và máy tính bảng được trang Android Authority đưa ra.

1. Pin hỏng nếu không rút sạc khi pin đầy

Nhiều người tin rằng, smartphone của họ sẽ bị chai pin nếu không rút sạc sau khi thiết bị đã đầy pin. Điều này chỉ đúng với các thiết bị sử dụng công nghệ pin cũ. Tuy nhiên, những thiết bị hiện tại đều sử dụng công nghệ quản lý pin thông minh, pin sẽ được ngắt sau khi sạc đầy. Người dùng không cần quan tâm đến việc rút sạc khi pin ở mức 100%.

2. Chỉ sạc khi pin cạn

Người dùng cho rằng việc sạc pin cho smartphone hay máy tính bảng khi máy chưa hết pin sẽ làm hại pin của thiết bị. Trong quá khứ, đây là thông tin chính xác với pin dùng lõi Nickel Cadmium hoặc Nickel Metal, các lõi pin này "quên" dung lượng pin còn trong thiết bị trước khi sạc.

Người dùng có thể sạc pin cho thiết bị bất cứ lúc nào.
Người dùng có thể sạc pin cho thiết bị bất cứ lúc nào.

Ví dụ, khi máy còn 40% pin và được sạc, người dùng chỉ có thể sử dụng 60% dung lượng pin được sạc đầy sau đó. Đồng nghĩa với việc phải để thiết bị xả hết pin để có thể sử dụng được 100% dung lượng pin. Tuy nhiên, pin Lithium-ion sử dụng công nghệ mới đã khắc phục được nhược điểm này. Người dùng có thể sạc máy bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm đến dung lượng pin còn lại.

3. Luôn sử dụng bộ sạc đi kèm máy

Sử dụng bộ sạc bên thứ ba nhận được chứng nhận của nhà sản xuất.
Sử dụng bộ sạc bên thứ ba nhận được chứng nhận của nhà sản xuất.

Hầu hết chúng ta tin rằng, bộ sạc đi kèm máy được sản xuất và thiết kế phù hợp nhất với thiết bị đó. Điều này có vẻ không hoàn toàn chính xác trong thời điểm hiện tại. Nhiều hãng sản xuất phụ kiện bên thứ ba có những giải pháp sạc và bảo vệ pin tốt hơn cả phụ kiện chính hãng, chẳng hạn như sạc pin nhanh, quản lý dòng điện, hạn chế tránh nổ,... Điều người dùng cần lưu ý ở đây đó là nên mua sạc, cáp của các nhà sản xuất phụ kiện có uy tín và nhận được chứng nhận của hãng di động.

4. Không sử dụng điện thoại trong khi sạc

Nhiều vụ điện thoại bị nổ khi sạc khiến người dùng tin rằng việc sử dụng máy khi sạc không an toàn hoặc làm chai pin của thiết bị. Sự thật là việc sử dụng thiết bị khi đang sạc không hề làm nổ hay chai pin.

5. Đóng hoàn toàn ứng dụng sẽ giúp thiết bị tiết kiệm pin

Người dùng smartphone đều tin rằng đóng ứng dụng chạy ngầm sẽ giúp máy kéo dài thời lượng pin nhưng thực tế không phải vây. Thực tế, nhiều ứng dụng còn làm tốn nhiều tài nguyên hơn khi khởi động lại.

Phó giám đốc mảng dịch vụ, phần mềm của Apple cũng đã từng lên tiếng khẳng định rằng bật đa nhiệm và xóa các ứng dụng chạy ngầm không giúp thời lượng pin của các thiết bị iOS tốt hơn mà chỉ làm tốn thời gian của người dùng mà thôi.

6. Tắt Bluetooth và dịch vụ vị trí sẽ giúp cải thiện thời lượng pin

Các thiết bị mới đều sử dụng kết nối Bluetooth 4.0 trở lên, đều được tích hợp công nghệ tiết kiệm pin Bluetooth Low Energy. Công nghệ mới giúp máy không bị hao pin kể cả khi người dùng bật Bluetooth cả ngày.

Với dịch vụ vị trí, đây là cỗ máy ngốn pin tuy nhiên không hẳn tắt triệt để sẽ giúp chúng ta thoải mái. Một số ứng dụng sử dụng vị trí sẽ không thể hoạt động nếu tắt tính tăng này. Điều người dùng cần quan tâm là thiết lập dịch vụ vị trí sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.