6 phát minh đi trước thời đại của người xưa

Con người từ hàng nghìn năm trước có thể từng có nhiều phát minh hữu dụng, nhưng bí mật về chúng đã bị thất truyền.

6 phát minh đi trước thời đại của người xưa

Ngọn lửa Hy Lạp

Greek-Fire-5175-1424494903.jpg

Hình minh họa từ trích một bản thảo minh họa cổ, vẽ cảnh lửa Hy Lạp được sử dụng để chống lại các hạm đội của kẻ thù. Dòng chữ bên trên chiếc tàu bên trái có nghĩa là: "hạm đội La Mã thiêu cháy hạm đội kẻ thù. Ảnh: Wikimedia Commons

Quân đội của đế chế Byzantine (thế kỷ 7 - thế kỷ 12) từng sử dụng một chất bí ẩn ném vào kẻ thù trong các trận thủy chiến. Chất lỏng này được phóng ra từ các ống hoặc các xi-phông (ống chữ U hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau), có thể cháy trong nước và chỉ có thể bị dập tắt bằng dấm, cát và nước tiểu.

Đến nay, thành phần của thứ vũ khí hóa học đó vẫn còn là một bí ẩn. Đế chế Byzantine bảo vệ bí mật về nó rất nghiêm ngặt và chỉ có rất ít người có thể tiếp cận. Do đó, mọi thông tin liên quan sau đó đã thất truyền hoàn toàn.

Thủy tinh dẻo

Có ba truyền thuyết cổ đại về một thứ gọi là thủy tinh dẻo (Vitrum flexile), nhưng chúng chưa đủ tính xác thực để xác nhận sự tồn tại phát minh này.

Petronius (nhà văn La Mã) kể lại rằng một người thợ từng tiến vua Tiberius (trị vì năm 14-37) một chiếc bình thủy tinh. Khi ném xuống sàn, chiếc bình không vỡ, mà chỉ lõm và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu sau khi dùng búa gò. Lo sợ rằng kim loại quý sẽ mất giá, nhà vua chém đầu người thợ.

Pliny the Elder (nhà triết học tự nhiên La Mã) cũng đề cập tới câu chuyện này, nhưng cho rằng nó không có độ tin cậy cao, dù được nhắc tới rất nhiều.

Một phiên bản khác được kể vài trăm năm sau đó, nhưng tác giả Lucius (một sử gia La Mã) đã thay người thợ thủy tinh thành một ảo thuật gia. Chiếc bình vỡ khi bị ném xuống sàn và được sửa lại bằng tay không.

Năm 2012, công ty sản xuất thủy tinh Corning giới thiệu loại thủy tinh dẻo "Willow Glass" (thủy tinh mềm như liễu), chịu nhiệt và đủ dẻo để có thể cuộn lại, đặc biệt hữu ích trong công nghệ chế tạo các tấm pin Mặt Trời.

Nếu đúng là người thợ thủy tinh La Mã sáng chế ra thủy tinh dẻo, anh ta đã đi trước thời đại hàng nghìn năm.

Thuốc giải cho mọi chất độc

Thuốc giải độc phổ quát có khả năng hóa giải mọi loại chất độc được cho là phát minh của vua Mithridates đệ VI xứ Pontus (trị vì từ 120 - 63 trước Công nguyên), do một bác sĩ riêng của hoàng đế Nero hoàn thiện.

Theo Adrienne Mayor, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và lịch sử khoa học tại Đại học Stanford, công thức của loại thuốc này đã thất truyền. Tuy nhiên, một số sử gia cổ đại cho rằng thành phần của chúng gồm thuốc phiện, rắn hổ lục xắt nhỏ, các loại chất độc cùng thuốc giải tương ứng. Loại thuốc giải có tên Mithridatium, đặt theo tên của vị vua Mithridates.

Serguei Popov, nhà khoa học về vũ khí sinh học, có thể từng cố gắng chế tạo phiên bản thuốc giải thời hiện đại.

Vũ khí tia nhiệt

Archimedes-set-on-fire-the-Rom-3176-1933

Mô phỏng cảnh Archimedes phóng hỏa chiến thuyền La Mã với sự trợ giúp của các gương parabol. Ảnh: Wikimedia Commons

Nhà toán học Hy Lạp Archimedes từng phát triển một loại vũ khí tia nhiệt. Loại vũ khí này được mô tả là "tập trung ánh sáng phản chiếu từ các khiên đồng đánh bóng vào tàu chiến đối phương".

Dù chương trình Mythbusters của kênh Discovery năm 2004 không thể tái tạo vũ khí cổ đại và tuyên bố nó chỉ là truyền thuyết hư cấu, các sinh viên của Viện Công nghệ Massachusetts lại thành công vào năm 2005. Họ đốt cháy một chiếc thuyền ở San Francisco bằng thứ vũ khí của 2.200 năm trước.

Vũ khí tia nhiệt ra mắt vào năm 2001, thuộc Chương trình của Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA). Họ sử dụng vi sóng thẩm thấu qua da của nạn nhân, nung nóng và tạo ra cảm giác vùng da đó bị cháy.

Bê tông La Mã

Các công trình đồ sộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm là bằng chứng cho thấy tính ưu việt vượt trội của bê tông La Mã so với bê tông ngày nay, vốn dễ dàng xuống cấp chỉ sau 50 năm.

Theo giới chuyên gia, thành phần bí mật của bê tông La Mã là tro núi lửa. Trong báo khoa học năm 2013, Đại học California–Berkeley lần đầu tiên lý giải hợp chất siêu bền Canxi-Nhôm-Silicate-Hydrate (C-A-S-H) liên kết các vật liệu với nhau. Quá trình chế tạo này tạo ra ít khí CO2 hơn quá trình tạo ra bê tông hiện đại. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là lâu khô, và dù tuổi thọ cao hơn, nó khá yếu so với bê tông hiện đại.

Roman-concrete-pantheon-8737-1424494904.

Bê tông La Mã được dùng để xây các đền thờ nguy nga, tồn tại qua thời gian dài. Nguồn: BigStockPhoto

Thép Damascus

Vào thời Trung cổ, các thanh kiếm được rèn từ một loại thép Damascus. Thép được được sản xuất từ Trung Đông, bằng nguyên liệu thô là thép Wootz của châu Á và có chất lượng tốt một cách kinh ngạc. Đến thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, nhân loại mới rèn lại được một thứ kim loại có chất lượng tương tự.

Bí quyết hé lộ khi giới nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử để kiểm tra. Loại thép được sử dụng lần đầu tiên khoảng năm 300 trước Công nguyên, trong khi các thông tin liên quan đã biến mất khoảng giữa thế kỷ 18.

Theo chuyên gia khảo cổ học K. Kris Hirst, người xưa đã ứng dụng công nghệ nano khi chế tạo thép Damascus. Vật liệu được đưa vào trong quá trình rèn thép để tạo ra các phản ứng hóa học ở cấp độ lượng tử.

Hirst viết:"Giữa thế kỷ 18, một số thành phần hóa chất của các nguyên liệu thô bị thay đổi, vi lượng của một hoặc một vài khoáng chất không còn, có lẽ do các mạch quặng đặc biệt đã cạn kiệt".

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.