Họ có thể là người Mẹ cao cả, có đức hy sinh cho con cái một cách thầm lặng và đáng nể phục. Song cũng có thể, họ chưa từng một ngày được làm Mẹ nhưng những cống hiến cho nhân loại, sức mạnh trí tuệ và lòng vị tha đã khiến cả thế giới phải cúi đầu và gọi họ bằng thiên chức thiêng liêng ấy.
Đức Mẹ đồng trinh Maria
Theo truyền thuyết, Maria có họ hàng với Elizabeth (vợ của tư tế Zachariah) thuộc dòng dõi Aaron, đính hôn với Giuse (Joseph), dòng dõi nhà David. Trong thời gian đã hứa hôn (là thời kì đầu theo phong tục Do Thái), Maria được thần Gabriel đến báo tin rằng, cô sẽ trở thành Mẹ Đấng Messiah theo ý định của Thiên Chúa. Giuse chưa nhận ra việc mang thai của Maria là do quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Thần nên tỏ ra băn khoăn và muốn bỏ Maria. Nhưng trong một giấc mơ, Giuse được thiên thần bảo đừng lo nghĩ mà hãy nhận Maria về làm vợ mình để hợp với lề luật.
Đức Mẹ đồng trinh Maria |
Không lâu sau, đúng như những gì Giuse được thiên thần chỉ dạy trong giấc mơ Maria mang thai dù vẫn còn là trinh nữ và sinh ra Giêsu. Năm 12 tuổi, trên đường từ Jerusalem trở về sau Lễ Vượt Qua, Maria và Giuse bị lạc mất Giêsu và họ đã tìm thấy Giêsu trong Đền thờ Jerusalem, đang trò chuyện cùng với những thầy dạy. Niềm tin trong Công giáo tin tưởng rằng, Đức mẹ Maria cũng là một vị thánh, trọn đời đồng trinh, là người phụ nữ vĩ đại nhất vì đã cưu mang chúa Giêsu và là người phụ nữ quyền lực nhất trên thiên đàng.
Người mẹ hứng đạn của khủng bố để cứu con
Câu chuyện được Sihem Souid, một người bạn của Elsa, kể lại để tưởng nhớ cô và được đăng trên tạp chí Pháp Le Point.
Các nhân viên cứu hộ đã phát hiện cậu bé Louis dưới thi thể của Elsa trong tình trạng người phủ đầy máu của mẹ và bà ngoại. Bà Patricia San Martin, 61 tuổi, cũng nằm trong số 89 nạn nhân thiệt mạng tại nhà hát.
Người mẹ che đạn của bọn khủng bố để cứu con |
“Con trai Louis, vầng mặt trời của cô ấy, đi cùng mẹ. Louis được tìm thấy trong bệnh viện Vincennes, hoảng sợ và người dính đầy máu của mẹ khi cô ấy cố gắng bảo vệ cho con khỏi làn đạn”. Những tên khủng bố đã giam giữ 20 con tin trong nhà hát và trao đổi với người thương thuyết của phía cảnh sát 5 lần qua điện thoại , trước khi lực lượng tinh nhuệ đột kích Bataclan và giải cứu các nạn nhân.
Cảnh sát mô tả cảnh tượng trong nhà hát rất khủng khiếp. Họ như thể đang bước qua những vũng nước trong bóng tối, trước khi nhận ra đó là máu.
Cornelia - Mẹ của Gracchi
Cornelia Scipionis, sống tại Roma vào thế kỷ 1 TCN, là một ví dụ hoàn hảo về người phụ nữ - người Mẹ đức hạnh La Mã. Cornelia là con gái của huyền thoại chiến binh anh hùng Publius Scipio Africanus (người đã đánh bại Hannibal trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ 2). Bà kết hôn với Tiberius Gracchus Majo và sinh được 12 đứa trẻ, tuy nhiên chỉ có ba người con sống đến tuổi trưởng thành. Đó là cô con gái tên Sempronia, 2 người con trai: Tiberius và Gaius Gracchus.
Sau cái chết của chồng, Cornelia đã hy sinh tuổi xuân của mình để nuôi ba đứa con. Vua Ptolemy VIII Ai Cập đã từng cầu hôn và bị bà từ chối. Sự chung thủy của Cornelia thể hiện rõ nét lý tưởng thành Roma, "một góa phụ sẽ chỉ chung thủy với người chống đầu tiên mà họ lấy”.
Trong một thời gian dài, thành Roma chìm đắm trong sự xa hoa, phô trương nhưng Cornelia được người ta biết đến như một góa phụ sống khiêm tốn và tiết kiệm. Bà đặt mình vào địa vị một người mẹ để nuôi dạy con cái mà quên đi thân phận công chúa của mình. Cornelia học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, học thơ văn. Cornelia luôn có ảnh hưởng trong sự nghiệp chính trị của 2 con trai mình và bà vẫn luôn ủng hộ con cho dù họ đã từng có hành động phản đối cuộc sống quý tộc bảo thủ, nơi mà bà đã sinh ra.
Sau khi 2 con trai của mình chết trên đấu trường chính trị, bà chuyển vào sống trong tu viện ở thành Roma và viết văn thơ. Cornelia được coi là minh chứng sống cho sự chung thủy, đức hy sinh của người mẹ. Sau khi bà qua đời, một bức tượng bằng đá cẩm thạch của Cornelia được xây dựng như để tôn vinh sự cao cả của những bà mẹ. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên "Mẹ của Gracchi".
Mẹ của Mạnh Tử - bà mẹ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc
Mạnh Tử mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Mạnh Mẫu nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.
Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại những cảnh ông nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: "Đây mới là chỗ ở của con ta".
Tượng Mạnh mẫu |
Một lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ giết lợn để làm gì, Mạnh mẫu lỡ miệng nói đùa: "Để cho con ăn". Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: "Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy". Thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Mạnh Mẫu nổi tiếng là một bà mẹ có cách giáo dục con nghiêm khắc và chu đáo nhất trong lịch sử. Bà có những cách dạy con hiệu quả như chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài đem lại. Đồng thời, bà gieo vào tiềm thức con cái đức tính chân thật để tạo cho con nếp sống đạo đức sau này, dạy con tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, không biếng nhác, có một thái độ kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn, gian khổ.
Mẹ Teresa
Người phụ nữ nổi tiếng nhất của thế kỷ XX là một nữ tu có tên là Agnes Gonxha Bojaxhiu, được cả thế giới xưng danh Mẹ Teresa.
Bà sinh năm 1910 tại Skopje, Macedonia, trở thành nhà truyền giáo Ấn Độ và giảng dạy tại trường tu Loreto ở Calcutta, bà có công thiết lập Dòng Thừa Sai Bác Ái vào năm 1950 chỉ với 13 thành viên, sau này phát triển với hơn 4.000 nữ tu, hàng chục trại trẻ mồ côi, trạm y tế cho người có AIDS và các trung tâm từ thiện trên toàn thế giới. Công việc của Mẹ Teresa nhanh chóng gây chú ý tới cộng đồng quốc tế, các tổ chức giúp đỡ người nghèo và xã hội ở các nước trên thế giới.
Năm 1970, Mẹ Teresa trở thành một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần là nhờ quyển sách và cuốn phim tư liệu tựa đề Something Beautiful for God của Malcome Muggeridge. Bà đã được trao giải Nobel hòa bình vào năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà. Teresa không có gia đình và con cái nhưng bà được cả thế giới trìu mến gọi bằng tên Mẹ Teresa - "Vị thánh của những người khốn cùng".
Mary Harris Jones - Mẹ Jones
Mary Harris (1/8/1837 - 30/11/1930) là con gái của một nông dân Công giáo La Mã. Mary Harris đã trở thành người sáng lập ra tổ chức lao động, đứng ra tổ chức các cuộc đình công lớn và đồng sáng lập ngày hội công nhân công nghiệp thế giới (Quốc tế Lao động).
Jones đã từng rất hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ của mình với chồng và 4 đứa con, làm công việc nội trợ, may vá và dạy học. Thay đổi lớn nhất của đời bà là khi chồng và các con đều chết vì bệnh vàng da, căn nhà bị phá hủy trong 1 đám cháy lớn. Mary Harris Jones chuyển sang hoạt động như một nhà tổ chức kêu gọi quyền cho giai cấp công nhân. Bà là một diễn giả làm việc rất hiệu quả, những bài phát biểu của Mary rất hùng hồn nhưng cũng hài hước. Từ năm 1897, Mary được gọi là "Người phụ nữ nguy hiểm nhất nước Mỹ" và được tầng lớp công nhân lao động gọi bằng tên "Mẹ Jones".