6 khuyến cáo phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

GD&TĐ - TPHCM vừa phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. HCDC khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh dưới đây.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo sau:

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới mà ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Từ tháng 5 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu. Đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó.

Đáng chú ý, dịch đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ