500 triệu đồng phần thưởng chờ người có bài giảng xuất sắc

GD&TĐ - Báo Giáo Dục và Thời Đại phát động chương trình “Tìm kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam”. Năm bài giảng xuất sắc nhất sẽ giúp cho chủ nhân nhận được phần thưởng trị giá 500 triệu đồng.

500 triệu đồng phần thưởng chờ người có bài giảng xuất sắc

Cơ hội biến kỹ năng giảng dạy thành… nửa tỷ đồng dành cho những ai?

Chương trình “Tìm Kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam” được phát động với mục đích khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực đào tạo. Hoặc có đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực đào tạo. Tận dụng khoa học công nghệ hiện đại vào giảng dạy nhằm tạo ra các khóa học trực tuyến sinh động, hiệu quả không kém các khóa học truyền thống.

Từ đó, khẳng định bản thân và lan tỏa tri thức của mình đến những người học trên khắp mọi miền đất nước, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả người dạy và người học.

Đối tượng tham gia chương trình là tất cả công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có kiến thức và kỹ năng tốt về một môn học, một lĩnh vực bất kỳ trong xã hội, đều có thể tham gia chương trình và có cơ hội trở thành một trong năm Đại sứ E-Learning Việt Nam.

Đặc biệt, giải thưởng dành cho mỗi đại sứ lên đến 500 triệu đồng bao gồm: 100 triệu đồng tiền mặt và 400 triệu đồng được quy thành gói hỗ trợ phát triển tài năng.

Trong đó, gói phát triển tài năng dành cho người thắng cuộc bao gồm những hạng mục sau: sử dụng nền tảng website chuyên nghiệp bán khóa học trọn đời (giá niêm yết 6 triệu đồng/năm). Sử dụng phần mềm soạn giảng E-Learning Avina Authoring Tools Pro trọn đời (giá niêm yết 10 triệu đồng/phần mềm).

Các bài giảng của người thắng cuộc sẽ được sản xuất, thiết kế dưới dạng bài giảng trực tuyến tại studio theo tiêu chuẩn quốc tế (gói chuyên nghiệp giá 3 triệu/phút). Ban tổ chức sẽ hỗ trợ truyền thông marketing thương hiệu cá nhân đó trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Những bài dự thi được đánh giá cao dựa trên các tiêu chí cơ bản. Đối với tác phẩm dự thi bằng văn bản, ý tưởng mang tính phổ quát xã hội cao (nhiều đối tượng trong xã hội có thể sử dụng kiến thức này), sáng tạo mới lạ, có đóng góp cho xã hội trong việc giáo dục, định hướng suy nghĩ, hành động tích cực cho người học.

Nội dung đảm bảo đầy đủ nội dung, tính hoàn thiện của một bài học, có tính thực tế và giáo dục, chính xác, khoa học về nội dung bài giảng. Nội dung hấp dẫn, lôi cuốn người học. Khuyến khích sử dụng hình ảnh, video, file âm thanh hỗ trợ minh họa tăng tính sinh động cho bài giảng và có phần câu hỏi tương tác giúp người học hệ thống và nắm vững kiến thức

Đối với tác phẩm dự thi bằng video, ý tưởng phải mang tính phổ quát xã hội cao (nhiều đối tượng trong xã hội có thể sử dụng kiến thức này), sáng tạo, mới lạ. Có đóng góp cho xã hội trong việc giáo dục, định hướng suy nghĩ, hành động tích cực cho người học.

Đảm bảo tính hệ thống, làm rõ trọng tâm mục tiêu của bài học, có tính thực tế và giáo dục, chính xác khoa học về nội dung bài giảng, nội dung hấp dẫn, lôi cuốn người học, có tính tương tác cao; Phương pháp trình bày hấp dẫn, lôi cuốn học, phong thái giảng dạy tự tin

Làm thế nào để tham dự và trúng giải thưởng hấp dẫn này?

Chương trình “Tìm kiếm đại sứ E-learning Việt Nam” có thời gian nộp bài thi từ 04/9 - 04/10. Kết quả sẽ được công bố sau 10 ngày kể từ ngày hạn cuối nộp bài dự thi. Để tham dự, ứng viên gửi thông tin và bài dự thi về Ban tổ chức qua website: http://daisuelearningvietnam.com/.

Cú pháp đặt tên file như sau: CHỦ ĐỀ - HỌ VÀ TÊN. Bài dự thi có thể được thể hiện dưới dạng văn bản (hỗ trợ bài giảng thuộc mọi nền tảng như: file excel, word, power point, scorm, pdf, html5…) hoặc dưới dạng video không bị giới hạn lĩnh vực và số lượng bài thi, nhưng không được gửi bài dự thi có nội dung trùng lặp. 

Các lĩnh vực bao gồm: Khối Phổ thông (từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT); Khối đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề, Khối kỹ năng mềm; Khối kiến thức xã hội, Khối Văn hóa, Văn nghệ, Thể dục – thể thao

Mô hình E-learning đã rộng khắp

E–learning vốn đã khá phổ biến ở các nước phát triển: Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… và thực tế đã cho thấy phương pháp học tập này rất hiệu quả. Theo Cyber Universities, gần 90% trường đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, ở Mỹ con số này là hơn 80%.

Ở Hàn Quốc, người ta sử dụng E-Learning với mục đích làm cho giáo dục linh hoạt hơn và công bằng hơn với tất cả mọi người, đồng thời cắt giảm chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi.

Việt Nam có đến 65,9% dân số sử dụng internet, điều này cho thấy Việt Nam bắt nhịp với xu hướng công nghệ toàn cầu rất nhanh, vì thế triển vọng trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến là rất tươi sáng.

Tập Đoàn Hương Việt và báo Giáo Dục Thời Đại đồng tổ chức chương trình “Tìm Kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.