1. Hoa khô, hoa héo
Bạn không được đặt hoa héo và hoa khô trên ban thờ sau Tết cổ truyền vì như vậy sẽ khiến mọi người trong nhà gặp nhiều xui rủi, công việc bất lợi...
2. Tiền, vàng giả
Sau Tết Nguyên đán, hầu hết mọi gia đình đều sẽ làm lễ hóa vàng để đốt tiền, vàng mã cho người đã khuất. Nhưng không ít nơi lại có tục lệ giữ nguyên số vàng mã này qua 1 năm, đợi cuối năm mới hóa vàng.
Điều này sẽ khiến cho việc làm ăn của gia đình bị ngưng trệ, thậm chí là tụt dốc không phanh, con cháu ốm đau, bệnh tật liên miên.
3. Cành vàng lá ngọc
Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên bàn thờ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), đây là điều không nên. Vì những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không, mặt khác khi đã dâng cúng ở chùa những cành vàng lá ngọc này có thể sẽ có vong, rồi đủ thứ bám vào...
Chính vì vậy bạn không nên "xin lộc" cành vàng lá ngọc ở chùa để mang về bày trên ban thờ. Trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét thật kỹ lưỡng tránh tai họa khôn lường.
4. Quả giả
Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen đặt những đĩa hoa quả giả lên bàn thờ như: nải chuối giả, nho giả, đu đủ giả... việc này là không nên.
Vì vậy, nếu bạn muốn bày hoa quả lên bàn thờ thì hãy chọn hoa quả thật và đang còn tươi ngon để bày lên ban thờ nhé.
5. Đồ ăn đã mốc, hỏng
Sau 3 ngày Tết, nếu bánh chưng, hoa quả, đồ ăn… đột nhiên bị mốc, thối mà không kịp thời phát hiện để bỏ đi thì con cháu sẽ phải gánh tội lớn.
Trong phong thủy, đây chính là điềm báo cho thấy đồ thờ cúng trong nhà đã bị thần linh hay người cõi âm ăn vụng hoặc tổ tiên đang trách mắng con cháu vì làm việc gì không đúng ý.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo).