Năm thói quen “lười biếng” đơn giản dưới đây có thể giúp bạn loại bỏ mệt mỏi, giữ gìn tuổi xuân.
1. Ngáp
- Có tác dụng nâng cao tinh thần, có lợi cho thận và lá lách.
Trung bình số lần ngáp trong cuộc đời con người có khoảng 250.000 lần, mỗi lần ngáp kéo dài khoảng 6 giây. Tuy nhiên 6 giây ngắn ngủi này lại đem đến tác dụng rất lớn đối với não, mắt, gan và thận, thậm chí là còn tăng khả năng tình dục của con người.
Theo kênh Discovery của Mỹ, khi con người buồn ngủ, thông qua ngáp có thể thúc đẩy hít thở không khí một cánh nhanh chóng, giúp làm giảm nhiệt độ của não. Cơ chế này giống như chúng ta uống cà phê, không những cải thiện bộ não mà còn nâng cao tỉ suất công việc.
Trong "Hoàng đế nội kinh" của Trung Quốc có ghi lại "thận chủ khiếm", có nghĩa là ngáp tốt cho thận và lá lách. Ngoài ra, các học viên y học Trung Quốc tin rằng những người bị trầm cảm nên ngáp nhiều hơn và giúp cải thiện tuần hoàn máu.
2. Lười gấp chăn sau khi ngủ dậy
- Giúp phát tán chất ô nhiễm, phòng ngừa các loại côn trùng và vi khuẩn.
Con người trong khi ngủ, sự trao đổi chất của cơ thể không ngừng diễn ra, mồ hôi của cơ thể dễ bay hơi, những lớp tế bào chết ở da được sẽ lưu lại ở trên chăn. Nếu sau khi ngủ dậy, lập tức gấp chăn, như vậy sẽ làm tăng độ ẩm của chăn, tạo môi trường tốt cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, điều này rất có hại cho sức khỏe.
Do vậy, sau khi ngủ dậy chúng ta có thể “lười biếng” không cần gấp gọn gàng chăn mền ngay lập tức. Vào buổi sáng chăn mền nên được trải ra và mở của sổ. Điều này cho phép không khí lưu thông vào trong phòng, giúp làm khô mồ hôi cơ thể bài tiết ra chăn mền trong lúc ngủ, giảm độ ẩm ở chăn mền, lúc này có thể gấp chăn mền gọn gàng.
3. Vươn vai
- Có tác dụng phòng chống mệt mỏi, có lợi cho xương.
Hành động dường như được cho là lười biếng và không mẫu mực này thực sự lại là một “bài tập nâng cao sức khỏe” rất đáng làm. Vươn vai kết hợp với ngáp, giúp tăng gấp đôi lợi ích cho sức khỏe.
Vươn vai có thể giải phóng áp lực và mệt mỏi trong cơ thể một cách nhanh chóng. Trong sự bộn bề của việc học tập hoặc làm việc, động tác này giúp thả lỏng cơ thể, thậm chí là hồi phục lại sức sống của mạch máu.
Đây là một loại phương pháp tự luyện tập giúp “kéo dài vòng eo, hoạt động cơ bắp, thư giãn cột sống”. Kết hợp với việc ngáp, có thể cải thiện việc cung cấp oxy trong cơ thể, giảm đau nhức cơ bắp, và thúc đẩy tuần hoàn máu, rất có lợi cho việc duy trì chức năng của tim và não.
4. Chứng trì hoãn
- Giúp giảm áp lực, có lợi cho tim.
"Lười biếng" không nhất thiết là một việc làm xấu, nó cũng có lợi ích rất cho sức khỏe. Ví dụ như khi điện thoại di động kêu, bạn chậm chễ nghe một vài giây, điều này làm giảm bức xạ không tốt đến tai và não.
Sau khi thức giậy, trì hoãn khoảng vài phút, có thể giúp cơ thể thức dậy tỉnh táo hơn. Khi đánh răng có thể dừng lại ngân nga một bài hát, có thể khiến răng được chải sạch hơn. Khi xào nấu xong để một lúc cho khói dầu bay đi, có thể làm giảm sự hấp thu chất khói dầu có hại vào cơ thể. Khi ăn cơm, nhai thật chậm chãi, điều này giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày, và tốt cho hệ tiêu hóa,…
Bất luận là việc gì, sự chậm chế thích hợp có thể làm giảm căng thẳng, trái tim khỏe mạnh, mới có thể sống trường thọ.
5. Ngồi uống nước
- Giảm thiểu những nguy cơ về bệnh tiêu hóa.
Không ít người cho rằng tư thế đứng để uống nước mới có thể giải quyết được những bức xúc và làm dịu cơn khát. Nhưng trên thực tế, đứng để uống nước không thể dập tắt cơn khát bằng cách ngồi và uống nước, thêm nữa đứng uống nước còn gây hại cho sức khỏe.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đứng và uống nước có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, thận và gây viêm khớp. Do đó, khi uống nước bạn cũng có thể “lười biếng” bằng cách ngồi xuống và uống từ từ từng ngụm nước nhỏ.
Hiện nay, con người luôn phải gấp gáp theo sự chuyển động của cuộc sống, khiến cơ thể luôn mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự “lười biếng” để suy nghĩ chậm lại, giúp cho cơ thể được thư giãn, đồng thời cũng có lợi cho sức khỏe.