Rừng tràm Trà Sư (An Giang) thuộc top danh sách địa điểm phải đến của miền Tây của nhiều du khách. Từ TP.HCM, bạn có thể đi xe ôtô, xe máy hay mua vé tuyến xe khách chặng TP.HCM - Châu Đốc. Đến thành phố Châu Đốc, bạn thuê xe máy hay đón xe bus đến rừng tràm. Ảnh: Bản đồ hướng di chuyển từ TP.HCM - rừng tràm Trà Sư.
Mỗi thời điểm trong năm, Trà Sư lại có vẻ đẹp riêng. Ảnh: Tính Huỳnh.
Đó là màu xanh ngát của dòng nước phủ kín bèo, vẻ gai góc của rừng cây... Ảnh: Tính Huỳnh.
Rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Để đến đây, từ TP.HCM, bạn đến Long An, chạy xe theo QL62 từ TP.Tân An hướng về Mộc Hóa sẽ thấy rừng tràm bên trái. Để tránh bị lạc, từ TP.Tân An, bạn có thể hỏi người địa phương đường đi Mộc Hóa. Ảnh: Bản đồ hướng di chuyển từ TP.HCM - rừng tràm Tân Lập.
Cách TP.HCM 120 km,Tân Lập thu hút giới trẻ, nhất là những ai mê xê dịch với vẻ đẹp bí ẩn của rừng tràm, tháp canh, con đường bê tông dài 5 km với nhiều khúc cua uốn lượn và ngã rẽ... Ảnh: Xí Ngầu.
Các món ăn bạn nên thử tại đây gồm cá linh, cá kèo, lươn, ếch... Ảnh: An Huỳnh.
Rừng tràm Xẻo Quýt là tên gọi dân dã của khu du lịch (KDL) sinh thái Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây từng là căn cứ quân sự thời kháng chiến. Ảnh: Bản đồ hướng di chuyển từ TP.HCM - rừng tràm Xẻo Quýt.
Có hai cách để bạn khám phá rừng tràm. Một là đi xuyên rừng trên con đường bê tông, khám phá đường hầm, bếp dã chiến, nhà tre... Hai là ngồi thuyền len lỏi trong các kênh rạch nhỏ thuộc KDL. Ảnh: An Huỳnh.
Đừng quên thưởng thức cơm nắm muối mè - món ăn gắn với thời kháng chiến của khu căn cứ quân sự. Phần cơm này đã được tính trong giá vé. Ảnh: An Huỳnh.
Rừng tràm Gáo Giồng thuộc KDL sinh thái Gáo Giồng, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Gáo Giồng hút du khách với trải nghiệm đối lập của hai mùa. Ảnh: Bản đồ hướng di chuyển từ TP.HCM - rừng tràm Gáo Giồng.
Nếu đến vào mùa nước nổi, bạn sẽ được len thuyền trên những con rạch chằng chịt, hái hoa điên điển, bắt cá linh... Ảnh: Tính Huỳnh.
Cũng nơi này, vào mùa khô, khi các con lạch nhỏ khô cạn, bạn có thể dựng lều, cắm trại qua đêm. Ảnh: An Huỳnh.
Rừng tràm U Minh thường được nhắc đến với hai cái tên U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiến Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Ảnh: Bản đồ hướng di chuyển từ TP.HCM - rừng tràm U Minh.
Có hai cách để vào rừng là thuê xuồng (vỏ), di chuyển theo đường kênh; hoặc thuê xe ôm chở vào rừng. Mỗi lựa chọn mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Ảnh: An Huỳnh.
Rừng U Minh đẹp, huyền bí với những câu chuyện từ thuở người đi mở đất. Các món ngon nên thưởng thức tại đây là vọp, cua, lươn, cháo ong và mật ong. Ảnh: An Huỳnh.