“Chúng tôi khẳng định rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ được tiến hành” - Tuyên bố đưa ra hôm qua (3/1) cho biết – “Vì việc sử dụng hạt nhân sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, chúng tôi cũng khẳng định rằng chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, chúng phải phục vụ các mục đích phòng thủ, ngăn chặn sự xâm lược và ngăn chặn chiến tranh”.
5 bên ký kết cho biết họ sẽ tiếp tục tuân thủ “các thỏa thuận và cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí song phương và đa phương”, đồng thời tuyên bố rằng không có vũ khí hạt nhân nào của họ là nhằm vào nhau hoặc bất kỳ quốc gia nào khác.
5 quốc gia hạt nhân, được gọi là P5, không phải là những quốc gia duy nhất trên thế giới có vũ khí nguyên tử. Ấn Độ và Pakistan đều sử dụng chúng và Israel được coi là có kho vũ khí hạt nhân. Triều Tiên cũng đã thử nghiệm một số thiết bị hạt nhân.
Tuyên bố hôm qua được đưa ra vào thời điểm quan hệ giữa một số P5 đang ở mức thấp trong lịch sử. Nga và Mỹ từ lâu đã tranh cái về việc bố trí các vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu ÂU. Trong khi đó các nhà lập Pháp Mỹ gần đây cáo buộc Moscow lên kế hoạch “xâm lược” Ukraine – một tuyên bố mà Điện Kremlin bác bỏ.
Trước các cuộc đàm phán giữa NATO và Moscow, Mỹ chưa cho biết họ sẽ dỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ châu Âu. Trong khi đó, Tổng thống Belarussian Alexander Lukashenko gợi ý đất nước của ông có thể sử dụng tên lửa Nga để đáp trả.
Xa hơn, các quan chức Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc đang gia tăng đáng kể kho vũ khí hạt nhân. Bắc Kinh cho biết họ có chính sách “không sử dụng trước”, đồng thời nói thêm rằng “sẽ không có quốc gia nào bị đe dọa bởi vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”.
Năm ngoái, Mỹ, Anh và Australia làm trung gian cho một hiệp ước mang tên AUKUS, nhằm trang bị cho nước này các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng được trang bị vũ khí thông thường. Do đó, Australia đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm diesel-điện trị giá hàng tỷ USD với Pháp mà Paris cho rằng đó là một “cú đâm sau lưng”.