5 lý do trẻ không nghe lời cha mẹ

GD&TĐ - Với tư cách là cha mẹ, không có điều gì khó chịu hơn việc con không nghe lời.

Con sẽ học cách lừa dối bạn nếu bạn đưa ra quá nhiều cảnh báo. (Ảnh: ITN).
Con sẽ học cách lừa dối bạn nếu bạn đưa ra quá nhiều cảnh báo. (Ảnh: ITN).

Trong trường hợp này, tốt nhất cha mẹ nên tìm hiểu lý do tại sao con không chịu hợp tác và sau đó giải quyết vấn đề đó một cách trực tiếp.

Theo giới chuyên gia, con cái không nghe lời cha mẹ vì nhiều lý do. Trẻ dường như không thích làm theo chỉ dẫn hoặc chỉ muốn làm ngược lại hoàn toàn những gì cha mẹ dạy bảo. Dưới đây là một số nguyên nhân.

Đưa ra quá nhiều cảnh báo

Đếm đến 3 và liên tục hỏi: “Bố/mẹ phải nói với con bao nhiêu lần?” hoặc “Đây thực sự là cảnh báo cuối cùng của bố/mẹ”... Những điều này sẽ không bao giờ hiệu quả.

Con sẽ học cách lừa dối bạn nếu bạn đưa ra quá nhiều cảnh báo. Trên thực tế, việc đưa ra nhiều lời cảnh báo cho con sẽ khiến chúng không nghe ngay lần đầu tiên bạn nói.

Con sẽ bắt đầu phớt lờ bạn nếu bạn cứ lặp đi lặp lại mệnh lệnh. Tốt nhất bạn chỉ nên truyền đạt yêu cầu của mình một lần. Nếu con không chịu nghe lời thì bạn có thể áp dụng hình thức trừng phạt.

Đưa ra những lời đe dọa vô nghĩa

Con sẽ bắt đầu phớt lờ bạn nếu bạn cứ lặp đi lặp lại mệnh lệnh. (Ảnh: ITN).

Con sẽ bắt đầu phớt lờ bạn nếu bạn cứ lặp đi lặp lại mệnh lệnh. (Ảnh: ITN).

Những lời đe dọa như “Con sẽ không thể ra ngoài nữa trừ khi con dọn dẹp phòng của mình ngay bây giờ!” hoặc “Mẹ sẽ vứt hết đồ chơi của con nếu con không thu dọn!” chưa chắc đã hiệu quả.

Mặc dù bạn có thể muốn nói với chúng vì bực tức, nhưng trẻ em sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này, đặc biệt là khi cha mẹ không thể tuân theo các hình phạt khắc nghiệt.

Vấn đề không chỉ là những mối đe dọa phóng đại. Đôi khi, cha mẹ có thể đưa ra những lời đe dọa nghe có vẻ... hấp dẫn: “Mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa nếu con không dừng ngay trò này!” – đôi khi lời đe dọa này giống như một giải thưởng hơn là một hình phạt.

Tham gia vào các cuộc đấu tranh quyền lực

Bạn rất dễ bị cuốn vào một cuộc tranh cãi với con mình mà không nhận ra điều đó. Tuy nhiên, bạn càng chiến đấu và tranh luận, con bạn sẽ có khả năng chống đối lâu nhất có thể.

Nếu bạn yêu cầu con dọn phòng và tranh cãi với chúng về việc đó trong 20 phút, thì đó là 20 phút mà chúng đã thành công trong việc trì hoãn hoàn thành những gì bạn yêu cầu.

Đừng để bị phân tâm bởi một trận chiến quyền lực với những đứa trẻ. Thay vào đó, bạn hãy sẵn sàng áp dụng hình phạt nếu con không chịu nghe lời.

Không tuân theo các hậu quả

Hậu quả giúp con bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hiện các hình phạt một cách nhất quán, con bạn sẽ không học được điều gì.

Đe dọa tước đi các đặc quyền trước mắt nhưng không thực sự hữu ích trong một số trường hợp. Một số cha mẹ thậm chí dễ dàng nhượng bộ và mềm lòng khi thấy con cầu xin.

Thực hiện các hình phạt và hậu quả hợp lý sẽ phục vụ như một bài học cuộc sống. Dạy con rằng bạn sẽ luôn thực thi theo quy tắc, không có nhượng bộ. Hãy đưa ra cảnh báo nếu bạn có ý định tuân theo một hình phạt hợp lý khi con vi phạm quy tắc.

Cao giọng với con

Khi con cái không chịu nghe lời, nhiều bậc cha mẹ có xu hướng la mắng. Tuy nhiên, điều này không chắc sẽ tạo ra kết quả thuận lợi.

Con sẽ trở nên nhờn với việc bỏ qua lời mắng của cha mẹ. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy la hét cũng nguy hại như đánh đòn. Nó sẽ làm tổn thương đến mối quan hệ của cha mẹ với con cái, làm giảm khả năng con sẽ chịu lắng nghe cha mẹ trong tương lai.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khiến con mình lắng nghe, hãy xem xét một vài giải pháp khác, chẳng hạn thay đổi cách bạn nói chuyện với con và bạn cần phải thực hành điều này thường xuyên.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo những cha mẹ có kinh nghiệm để trở nên lão luyện trong việc đưa ra các mệnh lệnh hiệu quả hơn với con.

Theo barbados.loopnews.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ