5 lý do cha mẹ cần dạy con giữ vững lập trường

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc dạy trẻ tự nói chính kiến của mình có thể là thách thức, nhưng có một số lý do sau đây chúng ta cần phải để dạy trẻ giữ vững lập trường.

Hãy dạy con có chính kiến của mình (hình minh họa).
Hãy dạy con có chính kiến của mình (hình minh họa).

Một câu chuyện được bà mẹ người Anh chia sẻ: “Con trai của bạn xô một học sinh khác bị ngã” - hiệu trưởng thông báo. Thằng bé con tôi lập tức nói “Nhưng con chỉ là bảo vệ một bạn yếu ớt. Bạn ấy đánh bạn kia và con đẩy bạn ấy ra, không may bị ngã”. Con trai tôi nói một cách chân thành.

Tại thời điểm này, tôi như trút được gánh nặng, tôi sẵn sàng đấu tranh cho quyền giữ vững lập trường của con trai tôi, ngay cả khi điều đó vi phạm nội quy của trường học. Là cha mẹ, tôi phải dạy con cái đứng lên vì bản thân và những người khác. Con trai tôi không chỉ bênh vực người yếu thế mà còn đứng trên nguyên tắc riêng của nó. Đôi khi, điều này chưa hẳn là hoàn hảo nhưng là điều cần làm".

Làm điều đúng đắn không phải lúc nào cũng dễ dàng nhất là đối với trẻ con, không nên để chúng bị khuất phục trước những điều chưa đúng của bạn. Mặc dù việc dạy trẻ tự đứng lên nói chính kiến của mình có thể là một thách thức, nhưng có một số lý do sau đây chúng ta cần phải để dạy trẻ giữ vững lập trường.

Những đứa trẻ giữ vững lập trường thường là trung thực

Trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc phổ biến, nhưng dạy trẻ em đứng lên bảo vệ bản thân hoặc người khác là cốt lõi để sống một cuộc sống tốt và có đạo đức.

Những đứa trẻ giữ vững lập trường không ngại nói ra những sự thật bất tiện trong bất kể tình huống nào. Chúng nhanh chóng biết được rằng, có một sự thật và việc nói ra điều đó thường không mang lại lợi ích xã hội hoặc vật chất. Nhưng nó xây dựng tính cách và giữ cho trẻ có cơ sở về mặt đạo đức.

Những đứa trẻ giữ vững lập trường có thể phải đối mặt với hậu quả

Khi những đứa trẻ chịu trách nhiệm, chúng học cách làm chủ kết quả của hành động thay vì đổ lỗi cho người khác hoặc phủ nhận thực tế.

Con trai tôi hiểu rằng nó phải chịu trách nhiệm khi xô đẩy một học sinh khác, nhưng nó biết việc giữ vững lập trường của mình, bảo vệ bạn yếu thế và chấm dứt hành vi bắt nạt là đúng.

Những đứa trẻ biết giữ vững lập trường luôn can đảm

Bất chấp sự trừng phạt và phiền toái đi kèm với việc bị gửi đến văn phòng hiệu trưởng, con trai tôi vẫn giữ vững lập trường của mình. Con phải can đảm để làm những gì con đã làm và chúng tôi muốn con mình can đảm.

Trong suốt cuộc đời, con sẽ có lý do để khẳng định bản thân khi điều đó thật đáng sợ nhưng cần thiết để làm như vậy. Bằng cách dạy trẻ lập trường ngay từ nhỏ, chúng ta trang bị cho trẻ lòng can đảm khi thế giới xung quanh thích thu mình.

Những đứa trẻ lập trường thúc đẩy công lý

Con trai tôi biết rằng không công bằng nếu không ai đó bênh người bạn yếu thế kia. Trên thực tế, bất công xảy ra hàng ngày, nhưng những đứa trẻ giữ vững lập trường của mình đang có được những kỹ năng để ngăn chặn nó.

Giờ đây, bằng cách học cách lên tiếng khi thấy ai đó bị đối xử bất công, lũ trẻ của chúng ta được trang bị để nhận ra sự bất công và làm điều gì đó để giải quyết vấn đề đó.

Những đứa trẻ biết giữ vững lập trường sẽ học được sự khiêm tốn

Có lần con gái tôi đứng ra bênh vực cho một người bạn bị tố phá bàn ghế. Con gái tôi nói với các thầy cô rằng bạn của con không làm điều đó. Song khi biết sự thật rằng người bạn cùng trường của con có hành vi phá bàn ghế, con gái tôi phải thừa nhận rằng mình đã sai.

Con đã đặt quá nhiều niềm tin vào niềm tin rằng cô bạn không thể thực hiện hành vi phá hoại vì đó là xấu xa. Con nghĩ rằng, mình có thể khắc phục tình hình bằng cách giữ vững lập trường và bảo vệ bạn mình nhưng thay vào đó khi phát hiện sự thật, con đã biết được một sự thật về bản thân.

Đôi khi, sự phán xét của con là sai lầm. Và con học được rằng, ngay cả khi con giữ vững lập trường của mình, đôi khi cũng phải thừa nhận mình đã sai.

Theo Allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Tiết 0” môn Ngữ văn tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: NTCC

Nhiều mô hình hay hỗ trợ học sinh

GD&TĐ - Mô hình “tiết 0” hay “trường giúp trường” đã và đang phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong việc hỗ trợ HS lớp 9 ở Hà Nội ôn thi vào lớp 10.