5 kiểu ông bố dễ làm hư con

Những sai lầm dưới đây hầu hết rất nhiều ông bố mắc phải nhưng không phải ai cũng nhận ra là sai và sửa sai.

Trẻ lớn lên thiếu tình yêu của bố khó có thể trở thành người hạnh phúc (Ảnh minh họa).
Trẻ lớn lên thiếu tình yêu của bố khó có thể trở thành người hạnh phúc (Ảnh minh họa).

Dù cho tuổi còn trẻ, dù cho trước đó bạn chưa chuẩn bị tinh thần, thì khi một đứa trẻ ra đời, ngay lập tức, những người đàn ông cần phải tự xác định trách nhiệm của một người cha.

Bạn cần phải sống, hành động và làm những việc đủ tốt để xứng với danh hiệu “Bố” đầy thiêng liêng. Người ta vẫn thường nói, người cha tốt là phúc phận của con, người tha thất bại là cơn ác mộng của con.

Theo một cuộc khảo sát, ngay cả những em bé vẫn còn rất nhỏ, ngây thơ chưa hiểu gì nhưng bé vẫn có thể cảm nhận một cách rõ ràng nhất về tình yêu gia đình.

Bé sẽ có thể rơi vào trạng thái lo lắng, chán ăn, trầm cảm, hay cáu kỉnh… Đó là các triệu chứng điển hình của hội chứng “Thiếu tình yêu của cha”. Trẻ càng thiếu tình yêu của cha, nguy cơ mắc hội chứng này càng cao.

Không phải chỉ trong những gia đình người cha đi vắng mới tạo nên sự thiếu, điều đáng buồn là ngay cả khi người cha luôn ở nhà nhưng trẻ vẫn có thể mắc hội chứng này.

Và hậu quả với những đứa trẻ như vậy là nguy cơ bỏ học, tỷ lệ phạm tội cao gấp 2 lần những đứa trẻ bình thường. Còn với những bé gái lớn lên không được người cha yêu thương có xu hướng trở thành mẹ đơn thân cao gấp 3 lần.

Sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh một người cha phương Tây khi đứng chờ con tan học. Họ có thể sẽ cùng vợ đứng đợi con ở cổng trường, điều này là rất phổ biến. Người bố đó có thể xem điện thoại để “giết thời gian”, nhưng ngay sau khi nghe thấy tiếng chuông báo tan học, anh ta sẽ cất điện thoại vào túi, ngồi xuống, dang rộng vòng tay và chờ đợi con mình lao vào vòng tay bố.

Hình ảnh này có lẽ khá trái ngược với phương Đông, bởi lẽ, thường thì những người đi đón trẻ sẽ là ông bà hoặc mẹ. Rất hiếm khi có đàn ông đi đón con, hoặc có thì chỉ làm vì trách nhiệm chứ không thấy sự hào hứng và tươi vui.

Các giáo viên cũng phản ánh rằng, ở trường, khi có việc gì xảy ra, trẻ sẽ luôn gọi mẹ, có việc gì cần trao đổi, cũng là mẹ gọi điện đến… Thực sự, vai trò của người cha hầu như không tồn tại.

Và dưới đây chính là 5 kiểu ông bố sẽ trở nên “vô hình” trong cuộc sống của con:

1. Bố luôn chơi với… chiếc điện thoại di động

Không biết từ bao giờ, điện thoại lại trở thành kẻ thù, là rào cản lớn giữa bố và các con. Rất nhiều ông bố dành phần lớn thời gian ở chỗ làm, nhưng ngay cả khi một hôm nào đó họ được về sớm thì thứ mà họ tiếp xúc nhiều hơn là chiếc điện thoại chứ không phải con.

Sau khi ăn, những ông bố này sẽ nằm dài trên ghế sofa, chơi điện thoại. Những ông bố này cũng lười đưa con ra ngoài chơi vào cuối tuần. Hoặc có đưa đi cũng chỉ là lấy lệ, không hào hứng tham gia chơi cùng các con mà chỉ được một lát là lại dán mắt vào điện thoại. Trên danh nghĩa, người bố đó vẫn ở gần con nhưng dường như lại chẳng hề tồn tại.

5 kieu ong bo de lam hu con, me co nuoi nang the nao cung kho thanh nguoi - 3

Chiếc điện thoại không biết từ bao giờ trở thành rào cản giữa bố và con (Ảnh minh họa).

2. Bố không thích về nhà sau giờ làm việc

Có một thực trạng đáng buồn là ngày càng có nhiều người đàn ông không muốn về nhà sớm sau giờ làm dù cho họ chẳng phải làm thêm hay tăng ca. Họ sẵn sàng ở lại muộn để tán gẫu, hoặc thậm chí đi la cà quán xá với bạn bè rồi mới về.

Tất cả mọi việc ở nhà đều một tay vợ phải lo, bao gồm cả chuyện chăm và chơi với con.

Những đứa trẻ thường đi ngủ sớm, chúng phải cố thức đợi bố, nhưng khi bố về sau một ngày dài, anh ta cũng chẳng có nhu cầu chơi với con thêm nữa. Chưa kể, những ông bố về nhà trong trạng thái say xỉn và cãi lộn với vợ, nó sẽ gây ra một hậu quả vô cùng lớn tới tâm lí của trẻ.

3. Bố nghĩ rằng, nuôi con là việc của vợ

Rất nhiều người phụ nữ than phiền trong đau khổ rằng họ không có thời gian để nghĩ đến mình, để chăm sóc bản thân mình vì luôn quá bận rộn với việc nhà, việc chăm con… Nó là một thực tế đáng buồn bởi vì rất nhiều đấng mày râu cho rằng nuôi con là việc của vợ, và họ chẳng đụng tay vào.

Điều mà các ông bố cần phải làm là hiểu những vất vả của vợ, không chỉ khen ngợi, động viên mà còn phải bắt tay vào làm việc, chia sẻ cùng vợ. Làm việc nhà, cùng chăm con cũng là một cách chứng tỏ bản lĩnh và đạo đức của người đàn ông.

5 kieu ong bo de lam hu con, me co nuoi nang the nao cung kho thanh nguoi - 4

Rất nhiều người đàn ông phó mặc chuyện nuôi con cho vợ và cho rằng mình không cần phải làm những việc đó (Ảnh minh họa).

4. Bố không đi cùng con

Cả cha và mẹ đều đóng một vai trò không thể thiếu trong sự trưởng thành của trẻ. Nếu như sự đồng hành của người mẹ có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, được chăm sóc và nuôi dưỡng, được cung cấp sự tinh tế và lòng tốt, thì sự đồng hành của người cha sẽ giúp đứa trẻ tự lập hơn, mạnh mẽ hơn, chủ động giải quyết vấn đề và lạc quan khi đối mặt với những thất bại.

Nhưng rất nhiều người bố lại không hiểu điều này. Họ từ chối việc đi cùng con, họ bận rộn với công việc, không bao giờ dành thời gian cuối tuần chơi với con, không tạo những cuộc đi chơi du lịch chỉ có gia đình…

Hãy nhớ, cơ hội để bạn đồng hành cùng con lớn lên chỉ thoáng qua và nó không bao giờ trở lại. Nó thực sự ngắn ngủi và đáng quý. Đừng bao giờ bỏ lỡ để rồi sau này bạn sẽ ngồi và than thở về việc cảm thấy con xa cách mình.

5 kieu ong bo de lam hu con, me co nuoi nang the nao cung kho thanh nguoi - 5

Cơ hội để bạn đồng hành cùng con lớn lên chỉ thoáng qua và nó không bao giờ trở lại. Nó thực sự ngắn ngủi và đáng quý. (Ảnh minh họa).

5. Bố luôn tạo ra những màn cãi nhau trong gia đình

Cãi nhau là điều cấm kị lớn nhất trong gia đình sau khi có con. Hãy tưởng tượng nếu bạn là một đứa trẻ và luôn phải lớn lên trong những tiếng cãi vã thì cảm xúc của bạn như thế nào?

Chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, trẻ sẽ chỉ có thể đứng nhìn những gì con muốn nói sẽ bị cho là trẻ con, không hiểu chuyện… Đứa trẻ sẽ âm thầm chịu đựng, theo thời gian, nó sẽ trở thành một thái độ tiêu cực và càng nguy hại hơn nó tác động tới tính cách sau khi trẻ lớn lên.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.