5 câu hỏi thường gặp về bệnh đậu mùa khỉ

GD&TĐ - Đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành mối lo ngại toàn cầu, WHO đã tuyên bố sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh HCDC Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành mối lo ngại toàn cầu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là 'bệnh đậu mùa khỉ'.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công gô và sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Theo HCDC Thành phố Hồ Chí Minh, có 5 câu hỏi thường gặp về bệnh đậu mùa khỉ như bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện từ đâu, thời gian ủ bệnh và lây nhiễm thế nào, bệnh đậu mùa khỉ có biểu hiện ra sao,....

Dưới đây là những giải đáp thắc mắc trên từ các chuyên gia y tế của HCDC Thành phố Hồ Chí Minh:

Tình hình đậu mùa khỉ trên thế giới và nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Vào ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của bệnh đậu mùa khỉ do tốc độ lây nhanh và nguy cơ lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Cùng ngày, WHO cũng ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO.

Tại các nước Đông Nam Á cũng đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, cụ thể ở Singapore là 9 trường hợp kể từ tháng 6, Thái Lan: 1 trường hợp, Campuchia: 1 trường hợp.

Riêng tại Việt Nam, tính đến ngày 24/7, tuy chưa ghi nhận sự xuất hiện của đậu mùa khỉ, thế nhưng Bộ Y tế đã và đang cảnh báo về nguy cơ xâm nhập của bệnh, đồng thời kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ