5 cách hiệu quả khuyến khích trẻ yêu thích làm việc nhà

Trẻ có thể được ‘truyền cảm hứng’ để làm việc nhà một cách thật tự nhiên, vui vẻ, không miễn cưỡng hay không? Hãy thử 5 cách cực ‘cool’ sau đây để khuyến khích các bé chăm chỉ làm việc nhà mỗi ngày.    

5 cách hiệu quả khuyến khích trẻ yêu thích làm việc nhà
  Hãy vui vẻ, đừng tạo cảm giác nặng nề cho con khi làm việc nhà

Hãy vui vẻ, đừng tạo cảm giác nặng nề cho con khi làm việc nhà.

1. Chuyển ‘việc làm’ thành ‘trò chơi’

Hãy chuyển ‘giờ nấu ăn’ thành bữa tiệc dance vui vẻ.

Nếu bạn có mấy nhóc tì trong nhà, hãy chỉ định một bé là bếp trưởng, bé khác là DJ, bé khác nữa làm vũ công.

Bếp trưởng sẽ được quyền chọn một món ăn đơn giản để làm: khoai tây chiên hoặc salad, trứng rán… DJ sẽ chọn giai điệu vui vẻ nào đó mà anh ta muốn nghe.

Mọi người có thể nhảy nhót, hát hò vui vẻ trong bếp, trong khi bữa tối được chuẩn bị. Ăn tối trong ánh nến lãng mạn, tiếng nhạc vui vẻ… Sau đó rửa bát cũng cần có nhạc điệu làm nền bạn nhé!

‘Công thức’ tương tự cũng có thể áp dụng với việc giặt là, lau dọn nhà cửa: Giả vờ làm robot hoặc một nhân vật trong bộ phim yêu thích, bật nhạc lên và cho lần lượt từng người trong nhà vừa làm vừa hát (thật to cho khí thế nhé).

Mỗi người hát xong một lượt thì chắc chắn việc nhà cũng xong xuôi, sạch đẹp!

  Lập team để tuyên chiến với nhà bẩn nào!

Lập team để tuyên chiến với nhà bẩn nào!

2. Biến việc ‘dễ + nhàm chán’ thành ‘khó và thú vị’

Điểm yếu của việc nhà là rất… nhàm chán, vì vậy cha mẹ cần sáng tạo để giúp việc nhà trở nên thật ‘cute hạt me’.

Ví dụ: nếu trẻ đã có thể giúp bạn dọn lồng cho thú cưng, hãy làm cho việc này khó hơn bằng cách giao cho con tự làm, hoặc đố con làm sạch lồng chuột hamster trong thời gian ngắn hơn thông thường.

Cũng có thể, thay vì cho con làm những việc đơn giản và nhàm chán như hút bụi, lau bàn ăn... hãy đưa ra thử thách: làm một món bánh theo hướng dẫn trên Internet.

Không có vấn đề gì nếu con không thành công. Điều quan trọng là con cảm thấy được sáng tạo trong quá trình chăm sóc ngôi nhà chung.

3. Cho con được lên kế hoạch

Nếu con nhỏ nhất của bạn đã 7 tuổi, hãy để trẻ thay phiên nhau lên thực đơn và nấu bữa tối ít nhất 1 lần/tuần.

Quá trình chuẩn bị ý tưởng, đi chợ... có sự ‘giúp đỡ’ của người lớn, nhưng con sẽ là người điều hành.

Khuyến khích con lên những thực đơn không lặp lại.

Mẹo này giúp cho trẻ thông minh và sáng tạo hơn trong việc lên kế hoạch, tổ chức bữa ăn. Đây là kỹ năng quan trọng để trẻ có thể tự lập sau này.

Cách làm này cũng làm cho việc nhà không còn nhàm chán mà trở nên thú vị, hào hứng hơn rất nhiều.

  Con cần được nhìn nhận là người quan trọng, có trách nhiệm cao trong gia đình

Con cần được nhìn nhận là người quan trọng, có trách nhiệm cao trong gia đình.

4. Đưa ra mục đích quan trọng hơn

Đứa trẻ nào cũng muốn chứng tỏ mình ‘được việc’,‘quan trọng’ hay ‘có trách nhiệm’, vì vậy đừng quên khuyến khích tâm lý này.

Ví dụ, bạn có thể nhắc lại với đứa con cả nhiều lần về mục đích của làm việc nhà: ‘Con nên tập quán xuyến mọi việc trong nhà để sau này khi con lớn, nếu bố mẹ đi công tác không ở nhà thì con vẫn có thể tự lo cho con và em’.

Đối với con út, bạn có thể nói: ‘Sau này chị/anh hai lớn lên đi học xa, mọi việc trong nhà sẽ nhờ nhiều vào con đấy!’

Hãy đừng quên khuyến khích, khen ngợi bất cứ khi nào con hoàn thành một việc.

Trẻ sẽ rất vui khi nghe bố/mẹ nói: ‘Cảm ơn vì con đã dọn nhà rất sạch! Nhà mình đúng là một team tuyệt vời!’ – kèm với động tác đập tay chúc mừng.

  Hãy khuyến khích tính sáng tạo của bé

Hãy khuyến khích tính sáng tạo của bé.

5. Để trẻ càng chủ động càng tốt

Ra lệnh không phải là cách hay để khuyến khích trẻ làm việc nhà.

Hãy để các bé hoàn toàn tự tin và trách nhiệm trong khi làm mỗi việc, dù chỉ là dắt chú cún đi dạo hay dọn dẹp đống chai nhựa bỏ đi.

Chìa khóa để khuyến khích trẻ không phải là sử dụng ngôn ngữ kiểm soát. Thay vì chỉ dạy cho trẻ những gì chúng nên làm, hãy sử dụng các gợi ý nhẹ nhàng như: ‘Có thể tốt hơn nếu con ...’ hoặc ‘Này, nhìn kìa, đã là 5 giờ, giờ ăn của con Ki’...

Đừng quên khen con bạn trước mặt khách khứa, họ hàng khi họ đến nhà, ví dụ: ‘Bọn trẻ nhà này trang trí phòng ngủ rất đẹp, vì vậy chúng tự trang trí, không cần bố mẹ’.

Trẻ em sẽ có động lực làm việc nhà nhiều hơn nếu được giao nhiệm vụ và tự hoàn thành chúng từ đầu đến cuối!

    Theo Giadinhmoi.vn

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ