5 cách giúp con hiểu về giá trị của đồng tiền

Sự ổn định tài chính của con cái trong tương lai phụ thuộc vào cách dạy dỗ của bạn ngay từ khi chúng còn nhỏ.

5 cách giúp con hiểu về giá trị của đồng tiền

Trang Timesofindia đưa ra 5 gợi ý sau để cha mẹ giúp trẻ hiểu hơn về giá trị đồng tiền:


1. Khuyến khích con dùng đồ tái chế

Một sai lầm của các bậc phụ huynh là đôi khi quá nuông chiều và mua cho con mọi thứ. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ một chút về vấn đề này bạn sẽ nhận ra, việc mua đồ cho trẻ thường để đáp ứng mong muốn cơ bản của chúng ta, chứ không phải là đáp ứng nhu cầu của con trẻ. Hãy nhớ, con bạn sẽ học cách tiêu tiền phung phí từ cha mẹ nó.

Vì vậy, hãy khuyến khích con những nguyên tắc cơ bản của việc dùng đồ cũ từ bé. Ví dụ, dẫn con bạn vào thư viện mượn sách và trả sách thay vì mua mới. Từ đây, trẻ sẽ học được cách sống trách nhiệm và ý thức hơn.

2. Chia sẻ với anh chị em

Thật tuyệt vời khi những đứa con của bạn gần tuổi, bạn có thể mua đồ chơi và dạy chúng cách chia sẻ cùng nhau. Còn nếu không, hãy làm gương cho con bằng cách chia sẻ với người bạn đời hoặc những người thân trong gia đình. Trẻ cũng sẽ có ý thức chia sẻ từ những “bài học” hàng ngày này.

Đây là bước đầu tiên hướng tới việc dạy con cắt giảm chi phí cho những thứ không tuyệt đối cần thiết và thay thế bằng những lựa chọn tối ưu hơn.


3. Hãy cho con tiền

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng sự thật là, nếu bạn cho con tiền và giúp con có trách nhiệm với số tiền đó, chúng sẽ học được cách tiêu tiền tốt hơn là trẻ không bao giờ có cơ hội tiêu tiền.

Khi con bạn khoảng 10 tuổi, hãy bắt đầu cho chúng tiền và quyết định khoản tiền bằng việc thảo luận những gì con sẽ sử dụng nó. Một ý tưởng tốt là yêu cầu con đóng góp một khoản cho việc thanh toán các hóa đơn điện nước. Trẻ con thường quên tắt đèn nhưng nếu chúng nhận ra việc này ảnh hưởng đến số tiền của mình, chúng sẽ có ý thức tiết kiệm hơn.

4. Xa hoa và cần thiết

Dạy con bạn sự khác biệt giữa hai thứ là rất quan trọng.

Hãy nhớ rằng, tiếp xúc sớm với tiền bạc có thể phá hoại con cái nếu không được giám sát đầy đủ. Nếu con của bạn đòi hỏi nhiều tiền hơn để mua những thứ không thực sự cần thiết, hãy đối thoại rõ ràng và cứng rắn với trẻ.

Lời khuyên không phải bao giờ cũng hữu ích, vì vậy, một cuộc trò chuyện nghiêm túc là thực sự cần thiết. Hãy nêu lý do tại sao mua một iPad là không cần thiết như mua một máy giặt cho gia đình và từ đó, từ chối yêu cầu của trẻ.

5. Giữ một cuốn nhật ký chi tiêu

Cùng với việc chi tiền tiêu vặt cho trẻ, trường hợp chúng "vung tay quá trán" là chuyện có thể xảy ra. Vì vậy, hãy yêu cầu con bạn sắm cho mình một cuốn sổ chi tiêu. Việc này sẽ giúp trẻ học cách kiểm soát được khoản tiền của mình và có cách tiết kiệm khôn ngoan. Đây cũng là cách rèn luyện kỹ năng toán học cho trẻ.

Theo SKGĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trích đoạn kinh điển 'Lý trưởng - mẹ Đốp' trong vở chèo cổ 'Quan Âm Thị Kính' biểu diễn tại sự kiện 'Phi hề bất thành chèo'. Ảnh: BTC.

'Phi hề bất thành chèo'

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Mercury (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức talkshow và biểu diễn nghệ thuật 'Phi hề bất thành chèo' tại Nhà hát Chèo Việt Nam.