4 vấn đề ai cũng phải giải quyết khi mới kết hôn

GD&TĐ - Hôn nhân thường là cái kết đẹp cho tình yêu đôi lứa , nhưng năm đầu tiên của mối quan hệ có thể vừa tuyệt vời vừa đầy thử thách.

Kết hôn sau nhiều năm quen với cuộc sống độc lập có thể là thử thách khá lớn đối với nhiều người. (Ảnh: ITN).
Kết hôn sau nhiều năm quen với cuộc sống độc lập có thể là thử thách khá lớn đối với nhiều người. (Ảnh: ITN).

Năm đầu tiên của hôn nhân được coi là một trong những giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời, nhưng cũng là năm quan trọng đối với hạnh phúc tương lai của hai người.

Bài viết này sẽ giải thích những phức tạp của năm đầu tiên trong hôn nhân đi kèm lời khuyên về cách thích nghi với sự thay đổi đột ngột.

Có thể bạn đã quen lối sống độc thân trong nhiều năm nhưng sau khi kết hôn, mọi thứ đều thay đổi.

Bạn chuyển đến ngôi nhà mới, chia sẻ cuộc sống của mình với một người khác, bạn phải điều chỉnh bản thân, thỏa hiệp với sở thích, thói quen và lối sống của đối phương. Thông thường, điều này sẽ tạo ra một số rào cản ban đầu trong cuộc sống của bạn.

Hiểu được những vấn đề khác nhau mà bạn có thể gặp phải trong năm đầu tiên của cuộc hôn nhân có thể hữu ích.

Lạ lẫm trong vai trò mới

Hôn nhân kéo theo sự thay đổi về nhân dạng, nhất là đối với phụ nữ. Nó đánh dấu một bước chuyển đổi trong cuộc sống của bạn. Trách nhiệm của bạn ở nơi làm việc và ở nhà có thể thay đổi, và bạn thường thấy khó cân bằng giữa gia đình và công việc.

Tuy nhiên, một mối quan hệ ổn định được xây dựng trên sự tin tưởng và hỗ trợ có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Mất độc lập

Hôn nhân là quan hệ đối tác và yêu cầu cả hai bên tham gia vào các quyết định chung. (Ảnh: ITN).

Hôn nhân là quan hệ đối tác và yêu cầu cả hai bên tham gia vào các quyết định chung. (Ảnh: ITN).

Kết hôn sau nhiều năm quen với cuộc sống độc lập sẽ là thử thách khá lớn đối với nhiều người. Hôn nhân đòi hỏi nhiều nỗ lực, trong đó có sự thấu hiểu, điều chỉnh và hy sinh.

Sự tự do mà bạn từng có để làm những gì bạn muốn, cả về tài chính và xã hội, mà không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai có thể thay đổi sau khi kết hôn. Đó là bởi vì bây giờ bạn sẽ điều hành một hộ gia đình cùng với người bạn đời của mình.

Từ quản lý tài chính gia đình đến chăm sóc các thành viên khác trong gia đình, cả hai bạn đều có trách nhiệm như nhau trong mọi việc.

Bạn cần hiểu rằng hôn nhân là quan hệ đối tác và yêu cầu cả hai bên tham gia vào các quyết định chung. Nhận thức này sẽ giúp bạn thích nghi với những quy tắc trong đời sống hôn nhân.

Xung đột

Giai đoạn hẹn hò, cả hai bạn đều có không gian và thời gian riêng cho mình. Nhưng sau khi kết hôn, hai bạn sẽ dành phần còn lại của cuộc đời mình dưới cùng một mái nhà. Bất kể một số điều chỉnh hợp lý, hai bạn vẫn có thể gặp phải sự khác biệt về quan điểm dẫn đến xung đột.

Xung đột nảy sinh ngay cả từ những vấn đề nhỏ nhặt như đặt bệ ngồi toilet xuống hoặc phân loại đồ giặt máy, đồ giặt tay. Những vấn đề này không chỉ là sự khác biệt về quan điểm; đó là một loạt các lựa chọn làm hỏng mối quan hệ của bạn.

Kéo dài những cuộc cãi vã vụn vặt như vậy sẽ làm tổn thương cuộc sống vợ chồng một cách không cần thiết. Sự bướng bỉnh, kiêu hãnh và cái tôi là “combo” dẫn đến thảm họa trong những trường hợp như vậy.

Cả hai bạn sẽ cần tìm một điểm trung gian nào đó và hỗ trợ lẫn nhau. Giao tiếp hiệu quả là cách duy nhất để bạn thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.

Áp lực gia đình

Hôn nhân không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của các cặp đôi, mà còn là gia đình của họ. Áp lực từ phía gia đình cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân.

Mối quan hệ lành mạnh với gia đình của đối tác sẽ giúp bạn tránh được hầu hết các xung đột. Nó thậm chí có thể đặt nền tảng và giá trị cốt lõi cho cuộc sống tương lai của bạn.

Ngay sau đám cưới, bạn sẽ cần phát triển mối quan hệ với bố mẹ chồng. Một sai lầm phổ biến mà hầu hết các cặp vợ chồng mới cưới mắc phải là trì hoãn ước mơ, hy vọng và nguyện vọng của họ để tìm kiếm sự chấp thuận của gia đình. Về lâu dài, nó sẽ chỉ khiến họ không hài lòng và thất vọng về chính mình.

Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng quá coi trọng gia đình và vội vàng lên kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, họ có thể phải đối mặt với áp lực từ những thành viên khác trong đại gia đình.

Trong những trường hợp như vậy, hãy nhớ rằng kế hoạch hóa gia đình cần cả hai bên phải sẵn sàng và đồng quan điểm. Sinh con có thể kéo theo một trách nhiệm khá lớn, đặc biệt là khi bạn vừa bước vào hôn nhân và đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ với nhà chồng/ vợ.

Theo stylecraze.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ