4 thói quen nấu ăn dễ rước bệnh ung thư phổi cho gia đình

Việc nấu ăn không chỉ đơn giản đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho cả nhà mà còn liên quan tới sức khỏe và phòng tránh bệnh ung thư của cả gia đình.

4 thói quen nấu ăn dễ rước bệnh ung thư phổi cho gia đình

Nhiều người có một số thói quen nhỏ khi nấu ăn tưởng như không vấn đề gì nhưng thật ra lại gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả gia đình.

Bà nội trợ cần từ bỏ 4 thói quen nấu ăn để không rước bệnh ung thư phổi cho gia đình - Ảnh 1

Bà nội trợ cần trang bị kiến thức nấu ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Dưới đây là 4 thói quen xấu cần từ bỏ khi nấu ăn để không mang lại bệnh ung thư cho mọi người trong nhà các bà nội trợ nên ghi nhớ:

1. Để dầu chiên ở nhiệt độ quá cao

Bà nội trợ cần từ bỏ 4 thói quen nấu ăn để không rước bệnh ung thư phổi cho gia đình - Ảnh 2

Nên chọn dùng những loại dầu ăn có độ sôi thấp.

Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, chỉ cần xem khói trong chảo dầu là có thể xác định được dầu ăn có nóng quá hay không. Nhiệt độ để dầu bốc khói là 260°C và khi dầu sôi có nhiệt độ từ 300°C trở lên.

Nhiệt độ càng cao, dầu ăn càng dễ phân hủy thành các thành phần gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nhiều chất dinh dưỡng trong rau xanh cũng bị phá hủy bởi nhiệt độ quá cao, bao gồm các vitamin tan trong chất béo và axit béo thiết yếu. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trong quá trình nấu ăn, tốt nhất nên để dầu nóng ở nhiệt độ thấp là vừa.

2. Nấu ăn xong không rửa chảo mà tiếp tục dùng để làm món khác

Bà nội trợ cần từ bỏ 4 thói quen nấu ăn để không rước bệnh ung thư phổi cho gia đình - Ảnh 3

Rửa sạch chảo mỗi khi muốn dùng để nấu tiếp món khác.

Nhiều người có thói quen này. Khi chiên các món ăn xong, thấy trong chảo/nồi còn một ít dầu sẽ dùng luôn để làm món ăn khác, tiết kiệm nguyên liệu lại đỡ phải mất công rửa chảo.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng bề mặt của chảo/nồi tuy trông có vẻ sạch sẽ nhưng thật ra vẫn dính nhiều dầu cặn, khi được đun nóng lại ở nhiệt độ cao, sẽ tạo thành các chất gây ung thư như benzopyrene.

Nếu bạn không rửa sạch nồi/chảo rồi xào, món ăn ban đầu trong nồi sẽ rất dễ cháy, tạo thành những rủi ro nhất định gây ung thư.

3. Sử dụng dầu ăn cũ để nấu ăn

Bà nội trợ cần từ bỏ 4 thói quen nấu ăn để không rước bệnh ung thư phổi cho gia đình - Ảnh 4

Dùng dầu ăn cũ đã qua sử dụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nhiều người không sẵn sàng đổ dầu chiên còn thừa đi, họ thường giữ lại để dùng cho lần sau. Theo chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Zhongda trực thuộc đại học Đông Nam (Trung Quốc), dầu ăn chỉ được nên sử dụng 1 lần. Trường hợp bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ dầu thì có thể lên đến 2-3 lần.

Sử dụng dầu chiên thừa ngoài việc phải chịu chất gây ung thư còn sót lại trong dầu ăn, bạn còn tạo ra nhiều chất độc hơn cho người sử dụng.

4. Nấu xong tắt máy hút mùi ngay: Có thể gây ung thư phổi

Bà nội trợ cần từ bỏ 4 thói quen nấu ăn để không rước bệnh ung thư phổi cho gia đình - Ảnh 5

Đừng vội tắt máy hút mùi sau khi nấu ăn xong để tránh bệnh ung thư phổi.

Một số người thích tắt máy hút mùi sau khi kết thúc nấu ăn, nhưng đây là thói quen không tốt chút nào.

Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu để lửa lớn nấu ăn thì sẽ giải phóng ra những chất gây hại cho hệ hô hấp và có thể làm mắc bệnh ung thư phổi. Vì vậy, tốt nhất không nên tắt máy hút mùi ngay lập tức.

Trên thực tế, cần có thời gian để máy hút mùi loại bỏ khí thải. Sau khi nấu, vẫn còn khí thải không được xả trong bếp. Sau khi nấu ăn xong, hãy để máy hút mùi tiếp tục hoạt động trong 3-5 phút để đảm bảo rằng các khí độc hại được trừ bỏ hoàn toàn.

3 gợi ý về việc nấu ăn an toàn cho sức khỏe:

- Chọn sử dụng loại dầu có độ sôi thấp như dầu ô liu, dầu lạc: Những loại dầu này có độ sối thấp nên ít tạo ra bồ hóng độc hại.

- Sử dụng máy hút mùi có độ rộng bao quát hết được bếp nấu: Chiều cao cài đặt máy hút mùi phù hợp là cách bếp nấu 90-110cm (nếu để cao hơn sẽ không đạt được hiệu quả hiệu quả tốt nhất của máy).

Trong suốt quá trình nấu ăn luôn nhớ mở máy hút mùi. Sau khi nấu xong vẫn tiếp tục mở cho máy hoạt động thêm 3-5 phút nữa (đặc biệt quan trọng).

- Giữ cho không khí nhà bếp lưu thông: Trong quá trình nấu ăn, luôn có ý thức giữ cho căn bếp được thông thoáng và giảm tần suất sử dụng các món ăn chiên/rán hay nướng.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...