4 thói quen hủy hoại hàm răng ai cũng mắc phải

Nhiều thói quen hằng ngày sẽ phá hoại hàm răng của chị em mà không phải ai cũng biết.
4 thói quen hủy hoại hàm răng ai cũng mắc phải

Chọn sai loại bàn chải

Mọi bàn chải đều được phân loại dựa vào lông, gồm cứng, trung bình, mềm và siêu mềm. Bạn nên tránh sử dụng 2 loại đầu vì dễ gây tổn hại răng và lợi. Hãy tưởng tượng, bạn dùng chiếc bàn chải siêu cứng để cọ rửa vết bẩn trong góc phòng tắm. Tình cảnh tương tự nếu bạn lựa chọn sai bàn chải để đánh răng mỗi ngày.

Hơn nữa, lông bàn chải mềm có thể dễ dàng len lỏi vào các góc để loại bỏ thức ăn, mảng bám.

Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng tại nhà hoặc tại phòng khám nha sĩ là 1 cách an toàn để có được nụ cười trắng sáng. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa tìm ra việc làm trắng bao nhiêu lần sẽ là quá nhiều, quá mức. 

Người ta tin rằng tẩy trắng quá mức có thể gây rỗ răng và tổn thương thần kinh, nhưng các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm để xác định những biến chứng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 1 số biến chứng có thể xảy ra. Để giảm các nguy cơ biến chứng, hãy gặp nha sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Ăn quá chậm – hoặc quá liên tục

Tần số ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi ăn, các mảng bám dính trên răng của bạn sản sinh ra các axit tấn công vào răng. 

Chính vì vậy mà tại sao ăn vặt lại là nguyên nhân chính gây sâu răng. Nếu bạn ăn chậm và lâu, răng của bạn cũng sẽ phải hoạt động liên tục với thức ăn và có cơ hội để chống lại các vi khuẩn.

Nhấm nháp nước sô-đa

Nước sô-đa về cơ bản là chất lỏng gây hại cho răng ngang với kẹo. Nếu uống nước sô-đa, tốt nhất bạn nên uống liền một lúc, không nhâm nhi, không uống suốt cả ngày, hoặc uống cùng trong bữa ăn. 

Theo các chuyên gia, nhấm nháp nước soda không khác gì "tắm rửa" miệng của bạn trong đường cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ống hút để uống mà không lo nước ngọt tiếp xúc với răng.

Theo phunutoday
Ảnh minh họa: ITN

Bệnh tim bẩm sinh

GD&TĐ - Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này.
Tác nhân chính gây đau mắt đỏ tại TPHCM là biến thể virus Coxsackie A24. Ảnh minh họa

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

GD&TĐ - Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết, mắt đỏ nhiều, có đốm máu ở phần kết mạc.