4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm

Hóc, nghẹn là một trong những tai nạn đáng tiếc dễ gặp trong nhà, nhiều trường hợp trẻ bị hóc vải, nhãn, đồng xu... và có thể tử vong chỉ sau 4 phút nếu không được sơ cứu kịp thời.

4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm

Hóc nghẹn dị vật (thực phẩm, đồ chơi…) có hai trường hợp là hóc dị vật đường thở và hóc dị vật đường ăn. Đây là hai đường hóc dị vật hoàn toàn khác hẳn nhau. Hóc dị vật đường ăn, dị vật sẽ đi từ thực quản xuống dạ dày. Còn hóc dị vật đường thở, dị vật sẽ đi vào phổi.

Những trường hợp trẻ nhỏ bị hóc thạch, hạt vải, đồng xu… là hóc dị vật đường ăn. Nhưng do dị vật quá to nằm ở ngã ba đường thở và chèn cả vào đường thở dẫn đến trẻ bị ngạt thở và tử vong do chết não.

Nguyên nhân tử vong là do giới hạn nhịn thở của con người nằm trong khoảng 5 - 6 phút. Tùy theo sức khỏe, cơ địa và độ tuổi của mỗi người mà con số này có thể ít hơn.

Đặc biệt, với trẻ em, con số này giảm đi nhiều do phổi của trẻ có thể tích nhỏ hơn người lớn và trẻ chưa ý thức được việc nín thở như thế nào. Trong cách tình huống bị hóc dị vật đường thở, trẻ sẽ bị áp lực tâm lý rất lớn làm giới hạn thở càng giảm đi.
4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm
Hóc dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ dưới 5 - 6 tuổi (ảnh internet)
Có bốn triệu chứng dễ nhận thấy của hóc dị vật đường thở mà y học gọi là “Hội chứng xâm nhập”: ho sặc sụa; mặt tím tái hoặc đỏ; nước mắt nước mũi chảy giàn giụa; khó thở hoặc thở nhanh, thở rít. Một số người còn bị vã mồi hôi, đái dầm ra quần… Khi bị hóc dị vật đường ăn không hề có những triệu chứng này.

Vì vậy, người trông trẻ nếu thấy trẻ có những biểu hiện của hội chứng xâm nhập, lập tức nên nên nghĩ ngay đến việc trẻ bị hóc dị vật đường thở và sử dụng những biện pháp sơ cứu tại chỗ.
Theo BS.CKII Nguyễn Thị Thanh khoa Tai - Mũi - Họng, BV Xanh Pôn Hà Nội: Khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, cấp cứu là thời gian vàng vì trẻ có thể bị chết não sau 4 phút bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị những kiến thức sơ cứu cơ bản cho mình để cấp cứu cho trẻ ngay tại nhà.
4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm
BS.CKII Nguyễn Thị Thanh khoa Tai - Mũi - Họng, BV Xanh Pôn Hà Nội
“Trước đây, trong y học, chúng tôi hay dùng phương pháp Heimlich do một bác sĩ gây mê người Đức phát minh ra. Phương pháp này như sau: đứng đằng sau trẻ, dùng một tay nắm lại, đặt chỗ cơ hoành (dưới đường liên vú của trẻ), tay còn lại ôm sát nắm đấm.

Dùng lực ấn mạnh từ dưới lên trên, từ trước ra sau liên tiếp 5 cái. Hành động này sẽ tạo một áp lực lớn, đột ngột đẩy dị vật ra khỏi đường thở và trẻ sẽ khóc được, da hồng hào trở lại.

Tuy nhiên, bây giờ phương pháp này không được sử dụng nhiều lắm. Vì nếu làm không đúng cách có thể gây nguy hiểm gãy xương sườn của trẻ nhỏ.
4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm
Cách lấy dị vật đúng

Nhưng, trong trường hợp nguy cấp, thấy con có hội chứng xâm nhập, người trông trẻ có thể dùng phương pháp Heimlich này với trẻ lớn. Hoặc với trẻ nhỏ thì dốc ngược đầu trẻ xuống, vỗ mạnh tay nhiều cái vào lưng để tạo áp lực giúp dị vật lọt ra khỏi đường thở và ra ngoài.

Nếu sau khi sơ cứu, thấy dị vật chưa ra ngoài, trẻ vẫn khó thở thì người nhà có thể lặp lại các động tác này vài lần và tiến hành hà hơi thổi ngạt. Trong khoảng thời gian sơ cứu này, người nhà nên gọi xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tư thế bé trẻ đúng khi đưa đi cấp cứu là lật úp người, bế đầu chúc xuống.

Nếu bế trẻ như tư thế bình thường: nằm thẳng hoặc nằm ngửa, đầu hơi cao sẽ rất nguy hiểm, làm cho dị vật không ra được, không đi sâu thêm và làm tình ngạt thở diễn biến nhanh hơn”, bác sĩ Thanh nhấn mạnh.
Nhiều người trông trẻ thấy trẻ khó thở, tưởng trẻ nuốt miếng to quá bị nghẹn, xử lý thông thường là vuốt cho xuôi thức ăn xuống, qua được chỗ mắc nghẹn là sẽ hết. Nếu dị vật là cháo, hành động vuốt này sẽ làm cháo đặc dần xuống dưới và lấp kín hết đường thở, đôi khi làm cho đứa trẻ hoảng hốt gây co thắt và xảy ra tình trạng đáng tiếc.

Việc cho tay vào móc họng trẻ, mục đích gây nôn dị vật ra cũng vậy. Vùng họng của con người rất nhạy cảm, khi chạm vào sẽ tạo cảm giác buồn nôn và nôn mạnh.

Nếu người trông trẻ nhìn thấy dị vật ngay trong miệng thì có thể đưa ngón tay vào móc ra. Nhưng nếu dị vật đã chui vào đường thở, việc cố gắng móc họng như vậy, đôi khi lại biến dị vật đường ăn thành dị vật đường thở, dẫn đến biến chứng nặng nề hơn.
4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm
Tuyệt đối không móc họng khi trẻ mắc dị vật
Nhiều người hay truyền tai nhau cách chữa mẹo dân gian khi bị hóc nghẹn là nuốt nắm cơm to hay uống ngụm nước to, nhưng đây là những quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm. Nếu dị vật là mảnh xương nhỏ, mắc trong lòng thành thực quản. Việc nuốt những vật lớn hơn như nắm cơm vào, hi vọng đẩy hay kéo trôi mảnh xương nhỏ đi.

Cũng có trường hợp may mắn mảnh xương được kéo trôi, nhưng nhiều trường hợp lại đẩy dị vật cắm sâu hơn vào trong lòng thực quản gây thành ổ viêm mủ và những biến chứng kéo dài như rò loét thực quản. Khi đó, việc điều trị cực kỳ khó khăn, vất vả.
4 phút vàng cha mẹ nên biết để cứu trẻ bị hóc, nghẹn thực phẩm
Phụ huynh cần chú ý khi cho trẻ chơi những đồ vật có kích thước nhỏ
“Một số thực phẩm điển hình mà trẻ dễ bị hóc như nho, nho khô, nhãn, xúc xích, kẹo cứng, bỏng ngô; các loại hạt như hạt điều, lạc rang, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt na, hạt vải…; các loại thực phẩm có xương như cá, lươn… Khi chế biến đồ ăn cho con, cha mẹ nên cắt đồ ăn thật nhỏ, loại bỏ hết xương và hạt.

Tuyệt đối không cho trẻ chạy nhảy, đùa nghịch hay nằm trong khi ăn, không để đầu trẻ ngả về phía sau dễ làm thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn. Khi có hội chứng xâm nhập, cha mẹ lưu ý phải tiến hành sơ cứu cho trẻ ngay. Không nên bế bé đi tới viện trong tình trạng tím tái, khó thở bởi nguy cơ tử vong ở trẻ lúc này rất cao”, BS Hà nhấn mạnh.
Theo alobacsi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.