4 mất mát lớn của âm nhạc Việt Nam từ đầu năm 2015

Chỉ trong nửa đầu năm 2015, nền âm nhạc Việt Nam đã liên tiếp phải chứng kiến những tổn thất dồn dập khi nhiều nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng đã lần lượt qua đời.

4 mất mát lớn của âm nhạc Việt Nam từ đầu năm 2015

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích

Ngày 4/5, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đã trút hơi thở cuối cùng khiến gia đình, bạn bè và khán giả nhiều thế hệ cảm thấy hụt hẫng và thương xót. Dù mất mát này như đã được báo trước sau những năm tháng tác giả "Đưa cơm cho mẹ đi cày" chống chọi với bệnh ung thư phổi nhưng nhiều người vẫn không khỏi bàng hoàng, tiếc nhớ.

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích trong chương trình Giai điệu tự hào 2014

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích trong chương trình "Giai điệu tự hào 2014"

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962 và từng công tác tại Vụ Giáo dục Phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là Ủy viên Thư ký Hội đồng Âm nhạc. Ngoài soạn thảo nhiều sách hướng dẫn, giảng dạy môn nhạc cho học sinh tiểu học, ông còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng cho thiếu nhi như: Rửa mặt như mèo, Em đố mẹ em (cùng Văn Dung), Đưa cơm cho mẹ đi cày, Tiếng chim trong vườn Bác, Em bay trong đêm pháo hoa, Tháng ba học trò, Xinh xinh hạt nắng, Hoa bí vàng (ca cảnh)...

Nhạc sĩ Phan Nhân Nhắc đến nhạc sĩ Phan Nhân, công chúng thường ấn tượng với nhiều ca khúc quen thuộc như: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Thành phố của tôi, Em ở nơi đây, Bài ca cho em... Ngày 29/6, nhạc sĩ Văn Nhân đã qua đời tại nhà riêng vì bệnh nặng, hưởng thợ 85 tuổi.

Nhạc sĩ Phan Nhân

Nhạc sĩ Phan Nhân

Ngoài các ca khúc viết cho người lớn, nhạc sĩ Phan Nhân cũng có nhiều bài cho thiếu nhi được các em nhỏ yêu thích. Trước 1975, ông sáng tác những bài hát được thiếu nhi yêu thích như: Chú ếch con (1967), Chú cừu Mộc Châu (1968), Em là bông lúa Điện Biên (1968), Hàng cây ơn Bác (1969)… Sau 1975 thì có một bài khá nổi tiếng là Vườn cây của ba (1978 - thơ Nguyễn Duy)…

GS Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê được biết đến trong tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa , âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO .

Giáo sư Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.

Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho TP HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.

Nhiều người rơi nước mắt trong lễ tang Giáo sư Trần Văn Khê

Nhiều người rơi nước mắt trong lễ tang Giáo sư Trần Văn Khê

Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư.

Dù đau buồn nhưng những ngày qua, gia đình, người thân và nhiều người đến viếng tang Giáo sư Trần Văn Khê đều không tạo không khí bi lụy với ý nguyện để Giáo sư ra đi thanh thản.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Vài năm trở lại đây, sức khỏe của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã yếu dần, ông liên tục sút cân và điều trị thuốc men. Ngày 29/6, ngay sau khi Giáo sư Trần Văn Khê vừa mất, sự ra đi của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã khắc sâu vào nỗi mất mát lớn của nền âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời ở tuổi 91

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời ở tuổi 91

Trước khi mất, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vẫn đang là giám khảo chuyên môn của cuộc thi Tiếng hát mãi xanh 2015. Trước đó vài ngày, ông vẫn còn tỉnh táo và có thể trò chuyện được với mọi người.

Được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam", phần lớn các sáng tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đều là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc.

Nhiều sáng tác tiêu biểu của ông như: Trầu cau, Giải phóng quân, Tuyên truyền xung phong (1945) đã đi vào đời sống tinh thần của nhân dân cả nước. Năm 1988, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng 3 và đến năm 2000 ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ