4 lợi ích khi để vợ quản lý tài chính

GD&TĐ - Có người nói rằng hôn nhân luôn tồn tại ba vấn đề: “Ai rửa bát, ai lau sàn và ai quản lý tiền bạc”.

Phụ nữ thận trọng hơn nhiều trong việc tiêu tiền so với hầu hết đàn ông. (Ảnh: ITN).
Phụ nữ thận trọng hơn nhiều trong việc tiêu tiền so với hầu hết đàn ông. (Ảnh: ITN).

Vấn đề “ai rửa bát” có thể được giải quyết bằng máy rửa bát, “ai lau sàn" đã được giải quyết bằng robot, nên giờ chỉ còn lại một câu hỏi: “Ai quản lý tiền bạc?”.

Ở một số gia đình, người chồng làm ra tiền và quản lý tiền bạc; một số gia đình khác, người chồng nộp thẻ lĩnh lương và người vợ quản lý tiền bạc; cũng có một số gia đình, vợ chồng tự quản lý tiền của mình...

Nhưng nhìn chung, đa số ý kiến cho rằng vai trò tay hòm chìa khóa tốt nhất là để vợ đảm nhiệm. Giới nghiên cứu chỉ ra 4 lợi ích chính khi phụ nữ nắm giữ tiền:

Hỗ trợ chồng tốt hơn trong việc phát triển sự nghiệp

Trong hầu hết các gia đình châu Á, đàn ông vẫn đảm nhiệm tài chính và phụ nữ đảm trách việc nhà. Đàn ông có trách nhiệm kiếm tiền về hỗ trợ gia đình, trong khi phụ nữ có trách nhiệm nuôi con và phục vụ bố mẹ chồng ở nhà.

Khi nào cần thì vợ bảo chồng đưa tiền. Dẫu vậy, sự phân công lao động này tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn. Bởi theo thời gian, khi đàn ông bị đòi tiền thường xuyên, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung, ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp.

Họ thậm chí có thể nghĩ trong lòng: “Tại sao cô chỉ biết mỗi việc đòi hỏi tiền?”, “Cô có biết tôi đang rất mệt mỏi vì làm việc không?”.

Như vậy, mối quan hệ giữa vợ chồng cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài việc phải đối mặt với công việc hàng ngày, đàn ông còn phải tiêu tốn sức lực, thời gian để giải quyết các công việc gia đình, suy nghĩ cách chi tiêu, phân bổ tiền bạc...

Trái lại, nếu đàn ông đưa tiền cho vợ quản lý thì tình hình sẽ khác. Những chi tiêu hàng ngày và nhiều việc lặt vặt ở nhà có thể để vợ lo một mình.

Hỗ trợ tích lũy của cải

Dù nhiều người đàn ông đã kết hôn và sinh con nhưng họ vẫn không thể thay đổi thói quen chi tiêu nhiều như thời còn độc thân.

Họ luôn tiêu bất cứ thứ gì mình muốn, bất kể số tiền đó có nên tiêu hay không. Tuy nhiên, nếu đưa tiền cho vợ, họ có thể tránh được rất nhiều rủi ro trong tương lai.

Xét cho cùng, phụ nữ thận trọng hơn nhiều trong việc tiêu tiền so với hầu hết đàn ông. “Tiêu tiền một cách khôn ngoan” thường là phương châm của họ.

Từ kem đánh răng, bàn chải đánh răng cho đến những món đồ lớn ở nhà, phụ nữ thường mua sắm rất chi li và chịu khó mặc cả.

Nói cách khác, phụ nữ cố gắng chi ít tiền nhất và có được những thứ tốt nhất có thể. Đặc biệt là phụ nữ có con, phần lớn khi tiêu tiền, họ sẽ tập trung vào con cái trước, và sẽ không mua những thứ không cần thiết.

Bằng cách này, gia đình hầu như có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí và thuận lợi hơn cho việc tích lũy tài sản.

Hạn chế vay mượn

1-phu-nu-than-trong-hon-nhieu-5226-8276.jpg
Tiền của đàn ông ở đâu thì trái tim ở đó. (Ảnh: ITN).

Đàn ông thường cảm thấy chán nản khi bị hỏi vay tiền. Không giống như mối quan hệ của phụ nữ với bạn thân - vốn tập trung vào cảm xúc, hầu hết các mối quan hệ giữa đàn ông đều liên quan đến những lợi ích tài chính nhất định.

Điều thường thấy trong cuộc sống là một số bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp tìm đến bạn để vay tiền. Lúc này, nếu không cho vay, bạn không chỉ mang tiếng keo kiệt, cảm thấy xấu hổ mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa các bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp. Nhưng nếu bạn cho vay, vấn đề còn phức tạp hơn.

Sau khi bạn giao tiền cho vợ, khi có người hỏi vay, bạn có thể mạnh dạn và khéo léo nói với họ rằng: “Tiền ở chỗ vợ tôi, tôi phải về hỏi vợ”. Bằng cách này, bạn đương nhiên tránh được rất nhiều rắc rối.

Đồng thời, nếu người khác mượn tiền mà bạn bàn bạc với vợ, vợ bạn cũng sẽ không trách móc và làm ầm lên, điều này hiển nhiên càng có lợi cho sự đoàn kết của vợ chồng.

Thúc đẩy hôn nhân hạnh phúc

Như người ta vẫn nói, tiền của đàn ông ở đâu thì trái tim ở đó. Nếu một người đàn ông sẵn sàng giao thẻ lương, thẻ ngân hàng cho vợ thì điều đó chắc chắn có thể chứng minh rằng anh ấy thực sự yêu vợ.

Mặc dù đôi khi nói về tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nhưng tài chính lại là nền tảng và chỗ dựa cho hôn nhân. Nếu tiền của chồng vào tay vợ thì vợ không cần phải ngày ngày hoang tưởng, có lúc lo chồng đi uống rượu chơi bời, có lúc lại lo chồng ngoại tình hoặc mua sắm một cách mù quáng,...

Khi nắm giữ tài chính, người vợ đương nhiên sẽ an tâm tin tưởng chồng, ổn định cuộc sống và quản lý tốt gia đình cũng như con cái.

Theo icbc-ltd.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ