Sau khi bố mẹ ly hôn, cậu bé Hiểu Đồng (6 tuổi, Trung Quốc) được ở với cha. Tuy nhiên, vì quá bận rộn với công việc nên cha Hiểu Đồng đành gửi cậu bé về ông bà chăm sóc và hứa sẽ về chơi với bé thường xuyên.
Trong các dịp sinh nhật, khi cậu bé được điểm cao hay ngày lễ, bố Hiểu Đồng đều hứa sẽ về chơi nhưng đều thất hứa vì công việc quá nhiều. Hiểu Đồng bắt đầu trở nên ghét bố và mất niềm tin vào tất cả mọi người, cậu bé cục cằn, khó ưa và học hành sa sút hơn rất nhiều.
Câu chuyện của cậu bé Hiểu Đồng được một chuyên gia về tâm lý trẻ nhỏ nêu ra. Ông cho rằng sự giáo dục hay hơn hết đó chính là tính cách của một người cha rất quan trọng trong việc dạy dỗ và hình thành con người của trẻ sau này.
Có 4 kiểu ông bố dưới đây khả năng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con cái, không thể dạy dỗ được con và hình thành nên những đứa trẻ đi lệch lạc với chuẩn mực của xã hội.
1. Ông bố thích hút thuốc lá, bia rượu
Trẻ nhỏ thường có khả năng bắt chước, đặc biệt là về lời nói và hành động của chúng. Một người cha có vài thói quen xấu như chơi bài, hút thuốc, uống rượu thường nghĩ rằng đó không phải là vấn đề lớn. Nhưng thực tế trẻ từ nhỏ rất tò mò và có thể học theo.
Theo thời gian, các bé sẽ có thói quen này. Không phải là tất cả nhưng đa số trẻ là như vậy. Các thói quen xấu của ông bố (thậm chí là các bà mẹ) sẽ gián tiếp huỷ hoại cuộc sống của đứa trẻ.
2. Ông bố có xu hướng bạo lực
Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái của tôi, tôi có quyền đánh mắng để dạy dỗ chúng nên người. Và càng là trẻ nhỏ thì càng cần phải đánh mới "rèn được".
Tuy nhiên, với những ông bố có tính cách nóng nảy dùng nắm đấm và cái đá chân để phạt khi trẻ phạm lỗi hoặc dùng bạo lực để giải quyết vấn đề sẽ khiến trẻ nhớ lâu sau khi bị phạt.
Cách giáo dục như vậy sẽ càng khiến đứa trẻ có xu hướng bạo lực hơn hoặc chúng có tính cách bốc đồng. Cuộc sống của bé trong tương lai dễ trở thành một người xấu trong mắt mọi người.
3. Người cha quá yêu con cái
Yêu quý con cái là việc cần có nhưng yêu thương con dẫn đến mức chiều chuộng thái quá là việc làm không nên. Hãy để trẻ tự mặc quần áo khi có thể, tự trả lời các câu hỏi từ mọi người hoặc tự làm những việc mà trẻ muốn.
Một người cha quá yêu thương con sẽ khiến đứa trẻ có một thói quen ỷ lại. Cuộc sống của bé khi lớn lên rất khó có thể tự chăm sóc bản thân tốt và dễ trở thành đứa trẻ ích kỉ.
4. Người cha không giữ lời hứa
Đã hứa thì phải thực hiện và tránh thất hứa nhiều lần. Nguyên tắc này cha mẹ nên dạy cho trẻ và cha mẹ cũng cần phải làm gương cho bé để có thể tự tin nói rằng "cha cũng là một người rất biết giữ lời hứa" hãy "con hãy trở thành người như cha".
Nếu một ông bố không giữ lời hứa, thất hứa với con hết lần này đến lần khác liệu bé có còn tin tưởng vào cha? Nếu đứa trẻ mất niềm tin vào cha của mình sẽ vô hình chung tạo khoảng cách và mối quan hệ giữa cha và con càng đi xa hơn.