4 điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng chạp để xua tan vận xui cuối năm

4 điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng chạp để xua tan vận xui cuối năm

Không cho vay, mượn tiền

Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác.

Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn, vận may cũng không nhiều khiến việc làm ăn của bạn gặp nhiều xui xẻo, bị thua lỗ…

Tuyệt đối không làm vỡ chén bát

Các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa, đặc biệt vào ngày rằm. Theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn.

Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, gia đạo bất an, vận xui ập tới, tài lộc tiêu tan. Vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Không nhặt và sử dụng tiền rơi ngoài đường

Vào ngày rằm khi đi ngoài đường bạn sẽ thấy tiền lẻ rơi nhiều, lúc này không nên nhặt lên. Sử dụng tiền nhặt được trong ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Chạp sẽ khiến bạn chuốc lấy những điều không may mắn.

Nếu có lỡ tay nhặt thì bạn hãy đem đi làm từ thiện hoặc khuyên góp chứ không nên dùng vào việc cá nhân.

Không nên tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Rằm tháng chạp, kiêng kỵ rằm tháng chạp, rằm tháng 12

Ảnh minh họa.

Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối.

Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.

Thêm vào đó, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân càng thêm suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc bất thuận gian nan.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Công lý & xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...