Từ xưa đến nay, khắp cõi Đông Tây, người thì bị mê hoặc bởi cái danh, kẻ lại bị dẫn động bởi cái lợi, người bươn chải vì quan tước, kẻ lại đau khổ vì tình yêu. Họ đều coi danh, lợi, tình là mục tiêu theo đuổi cao nhất trong đời mình, nhưng lại không biết rằng tài sản lớn nhất của đời người lại là sức khỏe của chính họ.
Một cuốn tiểu thuyết viết về một người yêu tiền bạc như mạng sống đi lạc vào ngọn núi bằng vàng ròng. Khắp ngọn núi đều là vàng bạc châu báu lấp lánh lóa mắt. Người đàn ông vui sướng quay cuồng cười hả hê giữa ánh vàng kim lóng lánh.
Vì lòng tham vô đáy, ông cứ đi sâu vào mãi bên trong ngọn núi vàng này tới nỗi mê lạc, không thể tìm được đường ra. Tới khi đói khát ông cũng chỉ có thể chịu đựng trong sự quằn quại mà không thể dùng bạc vàng đổi lấy cơm ăn và nước uống. Vậy là người đàn ông đã phải bỏ lại nắm xương khô nơi núi vàng. Điều này chẳng đáng buồn lắm sao!
Điều đáng thương nhất trong đời người là lòng đố kỵ
Nhẹ thì sẽ chạnh lòng khi thất hạnh phúc và thành công của người khác, mà tự cảm thương và than thân trách phận cho bản thân mình. Nặng thì có thể vì lòng đố kỵ sai khiến mà mưu mô hãm hại người khác, gây đau khổ cho người khác và gieo họa hại cho mình.
Đố kỵ là một kiểu bệnh, người mắc bệnh đố kỵ cả đời chẳng được yên vui. Hôm nay họ lo lắng, sợ hãi người khác sẽ vượt trội hơn mình, ngày mai lại lo lắng người khác xếp trước họ. ả ngày họ sống trong một trạng thái mắc bệnh rất đáng thương, tự dằn vặt và làm khổ bản thân.
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Lời này lại càng quan trọng hơn. Cuộc đời của một người sẽ gặp phải một vài kẻ xấu, những kẻ mặt người dạ thú như côn đồ, lưu manh, kẻ vô lại, tiểu nhân vô cùng độc ác. Nhưng nhìn thấu thì họ vẫn không phải là người đáng sợ nhất. Kẻ thù lớn nhất của đời người vẫn là chính bản thân mình.
Một người chiến thắng bản thân mình thì sẽ bách chiến bách thắng. Kỳ thực, trong mỗi người đều tồn tại hai nửa tốt xấu,Phật tính cũng có mà ma tính cũng còn. Muốn tu tâm dưỡng tính cần phải khắc chế những ma tính của bản thân và ngày càng mở rộng hơn Phật tính, ví như sự chân thật, lương thiện và nhẫn lại.
Nhưng chế ước những tính xâu đâu phải chuyện dễ dàng. Con người nuông chiều, phóng túng bản thân thì dễ. Khi phải chịu thiệt thòi, thống khổ, bị kích động tới tâm can thì thường khó kiềm chế bản thân và không biết lo nghĩ cho người khác, không muốn bao dung và tha thứ cho những người đã làm tổn thương tới mình.
Hạnh phúc thực sự là buông bỏ
Cuộc sống như những con sóng, lúc ồn ào, cuồn cuộn khi lại bình yên phẳng lặng. Cuộc sống luôn có những giây phút hạnh phúc rạng ngời, cũng có những giọt nước mắt thê lương. Thành công và thất bại cũng giao hòa, đan xen khiến tâm trạng và cảm xúc của con người lúc lên lúc xuống, khi buồn khi vui như vầng trăng kia khi tròn khi khuyết, khi đầy khi vơi.
Vậy nên học được cách buông bỏ, thuận theo an bài của tạo hóa, thấu hiểu ý nghĩa chân chính cõi nhân sinh mới có thể bình tâm đối mặt với những trắc trở và bùn lầy trên chặng đường đời.
Chuyện gì cần đến cứ đến, cần đi cứ đi. Đến hay đi thì lòng mình vẫn cứ bình thản, âu cũng là một sự siêu thoát trong tâm hồn.
Hy vọng các bạn có thể tìm thấy bình yên trong tim, thấu đạt cuộc đời và trân quý sinh mệnh của bản thân.