4 cách kết thúc tích cực những tranh cãi vợ chồng

Không dễ dàng, nhưng chìa khoá của vấn đề nằm ở việc nghĩ xa, nhiều cảm thông và ngậm miệng đúng lúc khi thoả thuận đã đạt được. Quan trọng hơn cả, chỉ bước vào cuộc tranh cãi khi bạn hiểu rõ mục đích cuối cùng của hai người là gì.

4 cách kết thúc tích cực những tranh cãi vợ chồng

Cảm thông và thiện chí

Muốn kết thúc sớm cuộc tranh cãi, bạn cần phải nghĩ xa ra. Mục đích của người kia là gì? Họ đang cố bảo vệ điều gì và đâu là những điểm chính?

Lance J. Robi, luật sư bào chữa tội phạm hình sự ở New Orleans cho rằng khi bạn thật sự tham gia quá trình tranh cãi và có đầu tư suy nghĩ cho những phản ứng của mình, bạn sẽ tránh được việc mất thời gian vào những điểm không thể thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến người kia.

“Cách tốt nhất là nêu lại, theo ngôn ngữ riêng của bạn, những điều người kia đang nói về điều họ muốn, họ cần, hay họ tin”, Lance J.Robi nói.

Hãy hỏi thêm nửa kia rằng bạn hiểu vấn đề như vậy liệu đã đúng ý của họ chưa. Nghe thì có vẻ mất thời gian nhưng thực chất việc này giúp cho cuộc tranh cãi tiến nhanh đến điểm kết thúc hơn bởi bạn tránh được những phút lãng phí do không hiểu nhau.

Hiểu người kia cần gì

Bạn có nhu cầu của bạn, người kia cũng có những nhu cầu của họ, nhưng đừng quên rằng mối quan hệ của hai bạn cũng có nhu cầu riêng của nó.

Tập trung vào nhu cầu của mình đồng thời tôn trọng cả những điều cần cho mối quan hệ hai người là cách đưa cuộc tranh cãi đến kết thúc thành công. Nhớ rằng, các nhu cầu có thể thay đổi tuỳ theo tình hình tranh cãi.

Thương lượng và thoả thuận

Hãy tranh cãi cởi mở và sáng tạo. Thay vì tập trung để làm người trụ lại cuối cùng, hãy là người đầu tiên biết đổi mới. Ví dụ: Bạn muốn đặt ra giới hạn “hôm nay mình sẽ không nấu ăn”, cũng chẳng sao cả. Nhưng hãy đưa ra lời đề nghị mình sẽ là người đi mua gì đó cả hai đều thích ăn, hay trả tiền gọi đồ ăn về nhà.

Có làm gì cũng đừng cố là người “nói câu chốt”

Một khi sự việc đã được giải quyết rồi, đừng cố nói thêm điều gì nữa, như vậy chẳng khác nào thổi bùng lại sự việc đang dần nguội đi.

Không ít cặp đôi lại tiếp tục cãi nhau khi sự việc đã được giải quyết chỉ vì cố nói thêm một lời. Bản tính con người thích nói cho đến khi họ tin rằng mình đã được lắng nghe, nhưng hãy cố chống lại cám dỗ đó.

Nếu đã đi đến cuối cuộc tranh luận, và giải pháp ở trước tầm mắt rồi, bạn chỉ cần tin là giải pháp đó sẽ được thực hiện.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...