4 bước giải bài toán hình học phẳng

GD&TĐ - Bài toán hình học giải bằng phương pháp tọa độ là bài toán khó và thường là câu dùng để phân loại năng lực, đánh giá mức độ khá, giỏi của thí sinh.

4 bước giải bài toán hình học phẳng

Việc tìm ra lời giải của bài toán dạng này trong thời gian ngắn không phải dễ dàng do bài toán dạng này đòi hỏi tư duy cao, có sự liên hệ kiến thức rộng, phức hợp.

Lập sơ đồ tư duy cho từng bài toán

Theo cô Tạ Thị Thanh Huyền - Hiệu trưởngTrường THPT Than Uyên (Lai Châu) - việc phân tích bản chất các bài toán dựa vào phân tích yếu tố hình học, tính chất hình học phẳng, đưa ra được sơ đồ tư duy cho từng bài toán sẽ giúp học sinh nắm được bài dễ hơn, hiểu được kiến thức sâu hơn, trình bày bài logic hơn.

Đứng trước một bài toán hình học phẳng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa giả thiết của bài toán, dựng thêm hình nếu cần;

Bước 2: Dựa vào hình vẽ và giả thiết bài toán khai thác các tính chất của hình học để phát triển ý, phát triển tư duy logic và định hướng tìm lời giải cho bài toán;

Bước 3: Lập sơ đồ tư duy logic cho bài toán dựa vào ý tưởng từ bước 2;

Bước 4: Hoàn chỉnh lời giải của bài toán dựa vào sơ đồ tư duy trên.

5 bước cần ghi nhớ

Đưa ra những lưu ý cho giáo viên khi dạy dạng toán này, thầy Nguyễn Thế Hậu - Phó hiệu trưởng Trường THPT Than Uyên - cho biết: Đầu tiên cần tổ chức các cuộc họp chuyên môn trao đổi, thảo luận, tìm tòi các bài toán hay, khó, tìm tòi lời giải hay, phù hợp đối với các giáo viên bộ môn toán trong nhà trường từ đó rút kinh nghiệm cũng như bổ sung kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo cho các thầy cô giáo.

Thứ hai, tổ chức cho học sinh rèn luyện tư duy logic, hình thành kỹ năng phát triển bài toán dựa vào kiến thức hình học phẳng cấp trung học sơ sở, đồng thời giúp học sinh xây dựng sơ đồ tư duy phát triển từng bài toán thông qua một số buổi ôn thi đại học, cao đẳng.

Thứ ba, tổ chức kiểm tra để thu thập thông tin, đánh giá quá trình tiếp thu của học sinh để từ đó có giải pháp phù hợp.

Thứ tư, yêu cầu học sinh tìm tòi các bài toán khó, định hướng nhiều cách giải khác nhau đối với một số bài toán khó để học sinh phát triển tư duy, đồng thời khuyến khích các em tìm tòi lời giải ngắn nhất, phù hợp nhất, dễ hiểu nhất.

Thứ năm, giao bài tập vận dụng cơ bản, bài tập có độ khó cao cho học sinh về nhà thảo luận, trao đổi và định hướng cách giải; sau đó buổi ôn thi tiếp theo sẽ cùng trao đổi, thảo luận và phân tích kỹ bài toán cho học sinh, cùng các em tiến hành giải chi tiết, phân tích kỹ dạng bài, các yếu tố hình học có trong bài để từ đó các em tự rút ra kinh nghiệm về kiến thức có trong bài, về giả thuyết bài toán, về cách đặt câu hỏi, về yếu tố hình học từ đó dễ tiếp thu các bài tập tiếp theo.

Xem một số ví dụ điển hình minh họa, phân tích, hướng dẫn cách thức cũng như tư duy cho một bài toán của cô Tạ Thị Thanh Huyền và thầy Nguyễn Thế Hậu TẠI ĐÂY.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.