4 bộ phim kinh điển xứ Trung sống mãi với thời gian

Dù đã có rất nhiều phim về tứ đại danh tác của Trung Quốc, nhưng chỉ bốn phiên bản được xem là kinh điển nhất, không thể thay thế trong lịch sử phim ảnh Trung Quốc.

4 bộ phim kinh điển xứ Trung sống mãi với thời gian

Tứ đại danh tác chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện là Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân) và Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần). Dù đã có rất nhiều phim về tứ đại danh tác của Trung Quốc, nhưng chỉ bốn phiên bản được xem là kinh điển nhất, không thể thay thế trong lịch sử phim ảnh Trung Quốc.

Tây du ký (1986): Vượt qua gian khó để trở thành bất tử

Không nhiều người biết, đằng sau thành công của Tây du ký là cả một quá trình gian khổ của đoàn làm phim. Có thể nói trong số tứ đại danh tác thì đây là bộ phim có quá trình thực hiện thiếu thốn và vất vả nhất.

Khởi quay từ năm 1982, đoàn làm phim phải thực hiện ròng rã trong 4 năm trời để cho ra đời 25 tập phim. Khó khăn lớn nhất của phim chính là vấn đề tiền bạc. Chính đạo diễn Dương Khiết đã từng tiết lộ, Tây du ký suýt nữa "chết yểu" ở tập 15 do thiếu kinh phí.

Để giải quyết tình hình, nữ đạo diễn phải kêu gọi sự đóng góp của mọi người, mỗi người góp sức một chút để đứa con tinh thần được ra đời. Thậm chí đoàn làm phim đã phải tùy cơ ứng biến, sử dụng cả nhân viên làm diễn viên, như chỉ đạo võ thuật Lâm Chí Khiêm phải thủ vai Nhị Lang thần, hay chuyên gia khói lửa Lưu Lễ vào vai ông bán đùi cừu. Các diễn viên thì hầu hết đều phải đóng nhiều vai để tiết kiệm chi phí, ngay cả Lục Tiểu Linh Đồng cũng phải kiêm tới 16 vai.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Với những nỗ lực phi thường, cuối cùng nữ đạo diễn đã “đưa" được Đường Tăng đến Tây phương. Có một điều đáng tiếc, như chính đạo diễn thừa nhận, bà đã phải lược bỏ không ít kiếp nạn hay của tác giả Ngô Thừa Ân để đảm bảo quá trình thực hiện phim. Những câu chuyện này sau đó được đưa vào phần hai của Tây du ký (phát sóng năm 2000), thế nhưng nhiều người nhận xét phần này kém hay hơn và dàn diễn viên cũng đã già, không còn giữ được thần sắc như 12 năm trước.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Điều làm nên thành công vượt thời gian của Tây du ký chính là diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên, như nhiều khán giả nhận xét, phim có cái hồn mà những phiên bản chuyển thể sau này không có được. Xuất thân từ một gia đình có tới 4 đời thủ vai Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng dường như có một khí chất bẩm sinh để thể hiện vai diễn này. Những diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không về sau này dường như chỉ là “người giả làm khỉ”, không thể nào đạt đến cảnh giới “khỉ giả làm người” như Lục Tiểu Linh Đồng.

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một số vai diễn khác của Tây du ký cũng sống mãi trong lòng người hâm mộ như Đường Tăng (Trì Trọng Thoại, Uông Việt,Từ Thiếu Hoa), Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa), Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ), Thiết Phiến công chúa (Vương Phụng Hà).

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Sau 29 năm, đã có không ít diễn viên trong Tây du ký qua đời, để lại bao tiếc thương cho người hâm mộ như Diêm Hoài Lễ, Vương Phụng Hà, Thiết Ngưu (vai phật Di Lặc), Vương Phu Đường (vai Ngưu Ma Vương)…

Hồng lâu mộng (1987): Kiệt tác lấy nước mắt của người xem

Khi bộ phim Hồng lâu mộng ra mắt vào năm 1987, nó đã tạo ra một sức hấp dẫn lạ kỳ đối với công chúng Trung Quốc. Hàng triệu khán giả đã ngày đêm theo dõi các tập phim, nhỏ lệ cùng các nhân vật. Phiên bản do Vương Phú Lâm đạo diễn từ đó được xem là kinh điển, để lại ấn tượng không thể phai mờ trong lòng khán giả.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Nữ diễn viên Trương Hiểu Húc với vai diễn Lâm Đại Ngọc kinh điển.

Hồng lâu mộng được xem là một trong những bộ phim của Trung Quốc được chăm chút nhất về khâu sản xuất. Kịch bản của phim nhận được sự cố vấn của nhiều tác giả nổi tiếng như Chu Nhữ Xương, Thẩm Tòng Văn, Vương Côn Luân. Riêng khâu tuyển chọn Lâm Đại Ngọc đã có tới ba vạn người dự tuyển, ngoài ra các diễn viên đều phải đọc tác phẩm và được huấn luyện về nghệ thuật cầm kỳ thi họa.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Nữ diễn viên Trương Lợi - người thủ vai Tiết Bảo Thoa năm xưa.

Chính vì vậy, các diễn viên đều nhập vai một cách tuyệt vời và dường như họ thật sự sinh ra cho nhân vật. Chàng Giả Bảo Ngọc thư sinh đẹp như tranh vẽ mãi mãi được đóng khung cho Âu Dương Phấn Cường. Bên cạnh ông, Trần Hiểu Húc thể hiện trọn vẹn một nàng Lâm Đại Ngọc lãng mạn, thuần khiết. Ngoài ra Trương Lợi và Đặng Tiệp cũng ghi dấu ấn với hai vai diễn Tiết Bảo Thoa và Phượng Ớt. Một số nhà bình luận thậm chí còn cho rằng các vai diễn của họ đã trở thành kinh điển mà sau này không thể vượt qua được.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Nam diễn viên Âu Dương Phấn Cường và con gái.

Trong số các diễn viên của Hồng lâu mộng, “nàng Lâm Đại Ngọc” Trần Hiểu Húc có lẽ là người bạc mệnh nhất. Cô trải qua hai cuộc hôn nhân tan vỡ và ra đi vì căn bệnh ung thư vào năm 2007, khi mới 41 tuổi. Âu Dương Phấn Cường giờ đã lớn tuổi và không còn giữ được nét thư sinh như ngày nào. Trương Lợi đã rời khỏi ngành điện ảnh từ lâu để trở thành một doanh nhân, còn Đặng Tiệp giờ cũng yên bề gia thất bên cạnh nam diễn viên Trương Quốc Lập.

Tam quốc diễn nghĩa (1994): Hoành tráng cùng dàn diễn viên hùng hậu

Ra đời sau Tây du ký 6 năm, Tam quốc diễn nghĩa có may mắn khi được đầu tư mạnh tay hơn. Với 170 triệu nhân dân tệ, đây chính là bộ phim truyền hình có kinh phí lớn nhất ở thời điểm đó. Dàn diễn viên của phim cũng cực kỳ hùng hậu, lên đến hơn 1000 người.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Chính vì vậy, Tam quốc diễn nghĩa không gặp khó khăn gì trong việc tái hiện những trận đánh khốc liệt trong nguyên tác. Với 84 tập phim, Tam quốc diễn nghĩa đã chuyển thể gần như trọn vẹn nguyên tác, cả về nội dung lẫn tinh thần của tác phẩm.

Trong số các nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa, được hâm mộ nhất có lẽ không ai khác ngoài Gia Cát Lượng (Đường Quốc Cường), vị quân sư đầy tài trí của nhà Thục Hán. Đối lập với Gia Cát Lượng là một Tào Tháo đậm chất gian hùng, mưu lược của Bào Quốc An. Ngoài ra hai nhân vật Quan Công (Lục Thụ Minh) và Trương Phi (Lý Tĩnh Phi) cũng được đánh giá cao vì tạo hình sát với nguyên tác, tỏa ra khí chất anh hùng của nhân vật.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Sau 21 năm, dàn diễn viên của Tam quốc diễn nghĩa đã đi theo nhiều ngã rẽ khác nhau. Đường Quốc Cường tiếp tục gặt hái thành công với vai Ung Chính (Vương triều Ung Chính) và Mao Trạch Đông (Trường chinh). Bao Quốc An cũng không kém cạnh với vai Đường Thái Tông (Võ Tắc Thiên) và Tống Giang (Thủy Hử, bản Sơn Đông). Trong số các diễn viên, may mắn nhất có lẽ là nữ diễn viên Hà Tình khi bà được góp mặt trong cả bốn phim Tứ đại danh tác. Bà thủ vai Tiểu Kiều trong Tam quốc diễn nghĩa, Tần Khả Khanh trong Hồng lâu mộng, Lý Sư Sư trong Thủy hử và Liên Liên trong Tây du ký.

Thủy hử (1998): Bài ca về những vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Sau thành công của ba đại danh tác trước đó, năm 1998 Đài truyền hình Trung Quốc quyết định chuyển thể nốt tác phẩm cuối cùng là Thủy Hử. Phiên bản này được đạo diễn bởi Trương Thiệu Lâm, dưới sự chỉ đạo của Nhậm Đại Huệ và Trương Kỉ Trung. Cũng như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử có nhiều cảnh quay hoành tráng, được thực hiện tại phim trường Vô Tích. Bộ phim gồm 43 tập, chuyển thể gần như trọn vẹn 120 hồi của tác phẩm văn học.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Với Thủy Hử, các nhà làm phim đã thành công khi khắc họa được hình ảnh 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trung nghĩa. Mặc dù có nhiều nhân vật nhưng họ đều được xây dựng một cách độc đáo, không hề lẫn lộn với nhau. Ở mỗi nhân vật ta sẽ thấy một tính cách khác nhau, như Tiều Cái có tài lãnh đạo, Tống Giang thâm trầm nhưng lại có hướng hàng triều đình, Võ Tòng hiệp nghĩa, Lỗ Trí Thâm thô lỗ nhưng anh dũng. Những vũ khí, quần áo trong phim cũng được chăm chút tỉ mỉ, thể hiện một màu sắc cổ trang chân thực.

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Từ đại danh tác bốn tác phẩm bất hủ trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ

Thành công của Thủy Hử cũng đã chắp cánh cho sự nghiệp của không ít các diễn viên trong phim. Năm 2013, “Tống Giang” Lý Tuyết Kiện được bầu làm Chủ tịch Điện ảnh Trung Quốc. Diễn viên thủ vai Lâm Xung là Châu Dã Mang thì góp mặt trong các phim như Tân Tây du ký, Tân Hồng lâu mộng. “Lỗ Trí Thâm” Tang Kim Sinh ghi dấu ấn với vai Trư Bát Giới trong Tân Tây du ký. Tu Khánh (vai Hoa Vinh) cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của làng phim truyền hình khi hóa thân thành Âu Dương Khắc (Anh hùng xạ điêu) và Mộ Dung Phục (Thiên long bát bộ).

Theo Tiin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ