3.2 triệu người sẽ chết vì bệnh tật do ô nhiễm

Theo một báo cáo của WHO công bố ngày 17/06/2015, cứ đà ô nhiễm không khí như hiện nay, mỗi năm sẽ tiếp tục có hơn 3,2 triệu người chết sớm vì bệnh tật.

3.2 triệu người sẽ chết vì bệnh tật do ô nhiễm

Theo một báo cáo của WHO công bố ngày 17/06/2015, cứ đà ô nhiễm không khí như hiện nay, mỗi năm sẽ tiếp tục có hơn 3,2 triệu người chết sớm vì bệnh tật. Ô nhiễm không khí là thủ phạm giết người còn ác hiểm hơn cả hai căn bệnh SIDA và sốt rét cộng lại. Nếu tiếp tục đà này, tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm hàng năm sẽ tăng 21% tại Ấn Độ và 23% tại Trung Quốc.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung vào tác hại của các hạt bụi siêu nhỏ, có đường kính nhỏ hơn 2,5 micro milimet. Các bụi này có thể lọt sâu vào buồng phổi, làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, và các bệnh của hệ hô hấp, như ung thư phổi hay bệnh nghẽn phổi mãn tính. Bụi siêu nhỏ có nguồn gốc chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, khí thải thoát ra từ xe hơi và một số hoạt động công nghiệp khác. Tại các nước nghèo, bụi này còn đến từ các bếp lò hay lò sưởi dùng than hoặc gỗ.

3.2 triệu người sẽ chết vì bệnh tật do ô nhiễm

Cho đến nay, một bộ phận đa số dân cư trên thế giới hiện tại vẫn còn được sống tại các khu vực có độ ô nhiễm dưới 10 microgramme/lít, mức độ tối đa cho phép của WHO. Tuy nhiên, tại nhiều vùng thuộc các nước đang phát triển, đặc biệt tại Ấn Độ hay Trung Quốc, nồng độ này vượt quá 100 microgramme, tức gấp 10 lần mức cho phép.Các nước Châu Á chiếm tới 72% trong số 3,2 triệu người chết hàng năm vì ô nhiễm. Riêng Hoa Kỳ, chỉ cần giảm 25% nồng độ của bụi siêu nhỏ hiện tại cũng cứu được 500.000 mạng sống.

3.2 triệu người sẽ chết vì bệnh tật do ô nhiễm

Theo một báo cáo của WHO công bố ngày 17/06/2015, cứ đà ô nhiễm không khí như hiện nay, mỗi năm sẽ tiếp tục có hơn 3,2 triệu người chết sớm vì bệnh tật.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.