300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến

Cục NTBD vừa cấp phép cho 300 ca khúc trong đó phần lớn là những ca khúc cách mạng truyền thống đã được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam biết đến.

300 ca khúc nhạc đỏ vừa được cấp phép phổ biến

Đây đều là những ca khúc “nhạc đỏ” rất quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.

Trong đó, có những ca khúc ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân và dân ta như: “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương; “Biết ơn Võ Thị Sáu” của Nguyễn Đức Toàn; “Bộ đội về làng” của Lê Yên & Hoàng Trung Thông; “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” của Hoàng Điệp & Phạm Tiến Duật...

300 ca khuc nhac do vua duoc cap phep pho bien - Anh 1

Ca khúc "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" gắn liền với nhiều tiếng hát gạo cội như NSND Thu Hiền.

Trong danh sách vừa cập nhật, có nhiều ca khúc nổi tiếng, đã đi vào lòng công chúng: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1975, Anh vẫn hành quân (Huy Du - Trần Hữu Thung), Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung), Bài ca chiến thắng (Trần Kiết Tường), Bài ca hy vọng (Văn Ký), Bài ca Hà Nội (Vũ Thanh), Bài ca may áo (Xuân Hồng), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Biết ơn Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn), Bóng cây kơ nia (Phan Huỳnh Điểu - Ngọc Anh), Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương), Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Chiếc gậy Trường Sơn (Phạm Tuyên), Con kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh), Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du - Xuân Sách), Đợi anh về (Trần Hoàn), Du kích ca (Đỗ Nhuận), Lên đàng (Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng)...

300 ca khuc nhac do vua duoc cap phep pho bien - Anh 2

Ca khúc "Lên Đàng" là một nhạc phẩm cách mạng truyền thống nổi tiếng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Nhiều sáng tác ca ngợi Hồ Chủ tịch cũng được Cục Nghệ thuật Biểu diễn công bố phổ biến rộng rãi như: “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên; “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của Nguyễn Tài Tuệ; “Biết ơn cụ Hồ Chí Minh” của Lưu Bách Thụ…

Ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng có trong danh sách hơn 300 ca khúc được phổ biến rộng rãi.

300 ca khuc nhac do vua duoc cap phep pho bien - Anh 3

Ca khúc "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" cũng vừa mới được cấp phép.

Bên cạnh đó, một số ca khúc ra đời trước 1975 cũng được cấp phép như ca khúc “Chiều mưa qua sông” của tác giả Hà Phương. Đây là ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca Nam Bộ rất được yêu thích, từng được thể hiện bởi giọng hát của Tuấn Vũ, Giao Linh, Thái Châu, Phi Nhung và Cẩm Ly…

Cùng với “Chiều mưa qua sông”, ngày 17/5, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng có văn bản cấp phép phổ biến cho các ca khúc: “Chuyển bến” của Đoàn Chuẩn- Từ Linh, “Tình tuổi ô mai” của tác giả Hàn Châu; “Mộng về đêm trăng” của tác giả Hoài An và “Sau lần hẹn cuối” của tác giả Hoài Nam.

300 ca khuc nhac do vua duoc cap phep pho bien - Anh 4

Ca khúc "Chuyển bến" của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Trước đó, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng ra Quyết định số 237/GP - NTBD ngày 26/4/2017 cấp phép phổ biến cho các ca khúc “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của Bắc Sơn, “Tình nghèo có nhau” của Đài Phương Trang, “Con đường mang tên em” của Trúc Phương, “Những chuyến xe trong cuộc đời” của Hoài Linh và Quyết định số 261/GP - NTBD ngày 10/5/2017 cấp phép phổ biến cho các ca khúc: “Xa người mình yêu” của Song Phượng, “Lại nhớ người yêu” của Giao Tiên, “Vỹ dạ đò trăng” của Canh Thân, “Tôi bước vào yêu” của Trúc Bạch, Hoàng Sơn, “Giã từ cố đô” của Phạm Mạnh Cường, “Tìm em nơi đâu” của Nguyễn Công Phương Nam, Trần Nguyễn Thiên Hương./.

Theo VOV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.