30 chú chó Becgie Đức “khoe” hình thể ở Hà Nội

30 chú chó Becgie Đức “khoe” hình thể ở Hà Nội
30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 1
30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 2

Những chú chó Becgie Đức dạo quanh một vòng chào khán giả trước khi bước vào phần thi chính thức.

Theo ông Nguyễn Minh Huy, người sáng lập VNSV, cuộc thi hôm nay có khoảng 20-30 chú chó Becgie Đức cùng nhau "khoe" thể hình để chọn ra những con chó đực, chó cái đẹp nhất và chọn ra 1 con chó xuất sắc của cả cuộc thi.

"Năm nay cuộc thi này rất vinh dự mời được ngài Helmut Bub là Phó Chủ tịch Hiệp hội những người nuôi chó Becgie tại Đức làm giám khảo. Đây là vị giám khảo rất có kinh nghiệm. Ban giám khảo sẽ quan sát bên ngoài các chú chó như đầu, tại, đùi, lưng, bụng,... và bước chạy của những chú chó để chọn ra những con tốt nhất để trao giải" - ông Huy cho biết.

30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 3
30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 4
30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 5
30 chú chó Becgie Đức khoe hình thể ở Hà Nội - 6

Giám khảo Helmut Bub đang chấm phần thi của các chú chó Becgie Đức.

Về ý nghĩa cuộc thi này, ông Huy chia sẻ thêm: Cuộc thi nhằm mục đích chọn ra những cá thể chó Becgie Đức ở nhiều nhóm tuổi khác nhau có thể hình đẹp, có tố chất thông minh và được huấn luyện bài bản. 

Chó chăn cừu Đức (còn gọi là chó Alsace), (tiếng Đức: Deutscher Schäferhund) là một giống chó kích cỡ trung bình, xuất xứ từ Đức. Tại Việt Nam, giống chó này được gọi là chó Berger (béc-giê hay bẹc-giê), phiên âm từ tiếng Pháp berger cũng có nghĩa là chó chăn cừu.

Chó chăn cừu Đức là một giống chó tương đối mới, phát sinh từ năm 1899. Chó chăn cừu Đức thuộc nhóm chó chăn gia súc, ban đầu được gây giống để chăn cừu. Do có sức lực, thông minh và có khả năng tuân thủ mệnh lệnh trong huấn luyện, chúng thường được dùng trong lực lượng cảnh sát và quân sự.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

SPMB chưa khắc phục được lỗi gian lận trong tuyển sinh.

Indonesia: Hệ thống tuyển sinh mới gặp rắc rối

GD&TĐ - Với mục tiêu nâng cao công bằng và minh bạch trong tuyển sinh, hệ thống SPMB, phiên bản cải tiến của cơ chế tuyển sinh cũ PPDB tại Indonesia, vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ.