Đúng là "Đang yên đang lành tự dưng... lại Tết!"
Bạn Hương (18 tuổi, TPHCM) bứt rứt, cứ mỗi dịp Tết về lại bị lôi ra giao việc, nào là chuyển đồ chuyển đạc, nào là quét tước, dọn dẹp, hì hục mấy ngày mấy đêm mà chẳng làm xong!
Công việc dọn dẹp trong nhà đều trông chờ vào đôi tay nhỏ bé của "những đứa con số khổ"! Ảnh: Internet.
Còn bạn Hà (28 tuổi, Hà Nội) mới lên xe hoa được một năm, vừa ra riêng nên chưa có kinh nghiệm sắp xếp nhà cửa, cộng với thời gian eo hẹp và sức ép Tết đến "thăm nhà" của hai họ mà chật vật mãi. Niềm vui ngày xuân chưa đến đã chợt tắt, thay vào đó là chuỗi ngày dọn dẹp không thấy mặt trời.
Nào ai thấu được nỗi niềm của các cô vợ trẻ khi mỗi dịp xuân về. Ảnh internet
Chưa dừng ở đó, dọn nhà cực một thì giữ nhà sạch còn cực 10. Niềm đau như cắt này nào ai hiểu thấu!
Tại sao những căn nhà lại rơi vào tình trạng bừa bộn? Và tại sao dọn mãi, dọn mãi mà chúng vẫn “chứng nào tật nấy” chỉ sau thời gian ngắn?
Lý giải cho nỗi bừa bộn chung này có 3 nguyên nhân:
1. Dọn dẹp theo kiểu “cho có"
Nghe đến dọn nhà là ngán nên nhiều bạn thường làm theo kiểu hời hợt, đối phó, tức “thuận tay thì để, tiện mắt thì đặt”, miễn sao trông ngôi nhà gọn gàng là được. Thế nhưng đây chỉ là giải pháp bề mặt và là sự né tránh của vấn đề thực sự: tật lưu trữ những món không cần thiết và rải đồ thiếu kiểm soát.
Chắc chẳng ai lạ với cái tâm lý “tiếc của giời” có từ ngàn xưa. Chính nó đã hình thành cái thói “khó buông bỏ” và làm ngôi nhà ngày càng bừa bộn.
Bạn Hường (23 tuổi, Phú Thọ) than rằng, các cụ ở quê hay có thói quen giữ lại mọi thứ, thậm chí những thứ cả năm không bao giờ dùng! Mỗi lần bạn vứt đi là mẹ liền quát “để đó, biết đâu sau này có việc cần dùng đến”, rồi lại ra thùng rác nhặt vào. Rõ khổ!
Chưa hết, cái tật rải đồ khắp chốn cũng gây hại không kém. Ví như: trên bàn làm việc thì bày sách báo; kệ bếp thì chứa phiếu thu điện, nước; giấy tờ nhà thì cho vào ngăn tủ; trong phòng ngủ thì dán đầy giấy note. Để rồi đến khi cần tìm, thì lại chạy đôn chạy đáo, lục tung cả nhà và làm mọi thứ trở nên lộn xộn.
Bỏ qua bước lên kế hoạch, hoặc không hề biết trên thế giới này có tồn tại bốn chữ “kế hoạch dọn nhà”, đã vô tình đẩy ngôi nhà vào thảm cảnh “thà không dọn còn hơn”!
Nhiều bạn còn dọn dẹp theo kiểu đối phó và thiếu kế hoạch. Ảnh internet.
2. Thói quen tha đồ và nhồi nhét của chủ nhân
Dường như, các đợt sale off thường có sức hút khó cưỡng, nên để an lòng tâm lý “không mua thì thiên hạ xí hết phần”, chúng ta phải chạy đôn chạy đáo để tranh giành và tích trữ hàng tỷ thứ đồ. Nhưng sở thích thì vô hạn mà không gian lại có hạn, nên hành vi này đã gián tiếp làm ngôi nhà trở nên “quá tải”.
Tha đồ và nhồi nhét là thói quen khó bỏ của nhiều bạn trẻ! Ảnh internet.
Ngoài bệnh nêu trên, thiên hạ còn thêm cái tội nhồi nhét lung tung, hễ thấy kẽ hở là nhét vào, không cần biết nơi đó dành cho ai, hành động theo kiểu kẻ đến trước là kẻ có quyền. Luật rừng đó nhé! Thảm cảnh này dẫn đến kết cục “lạc mất nhau” của nhiều món đồ, còn thủ phạm không ai khác ngoài chính chủ.
Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, không gian của ngôi nhà sẽ dần dần bị bó hẹp và có nguy cơ biến thành một “bãi chiến trường” thực thụ.
3. "Ca khó" đến từ các mốc cuộc sống
Bất cứ ai trong chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện quan trọng đến mức không còn thời gian để “nuôi dưỡng” chốn về.
Vì ước mơ hoài bão, chắc hẳn bạn nào cũng từng “cắm đầu” trong phòng từ sáng đến tối. Vậy thì còn sức đâu để mà dọn dẹp?!
Lúc này, một là đành phải "khoán" việc cho các bậc sinh thành không thì căn phòng sẽ chẳng khác gì “đứa con ghẻ”, luôn tràn ngập bởi hàng đống tài liệu và thức ăn nhanh. Tình trạng này đặc biệt chạm mức báo động, khi đến mùa thi hoặc trong các kỳ xin việc!
Với những bạn “vừa bước qua cầu”, vẫn còn bỡ ngỡ trong cuộc sống hôn nhân, chưa biết cách dung hòa và san sẻ cho nhau, nhất là “của nợ” mang tên dọn dẹp, thì tình trạng còn tệ hại hơn. Và kết quả là các cú đùn đẩy trách nhiệm và cãi vã không hồi kết.
Nếu có con thì sao? Ôi thôi! Áp lực ngày càng chồng chất. Lúc này, mọi sự tập trung đều dành cho con cái, làm gì còn thời gian mà dọn dẹp! Chưa kể, tâm lý “thừa còn hơn thiếu” cộng thêm sự “hỗ trợ” đắc lực của các con thân yêu, thì đừng hỏi tại sao ngôi nhà lại trở nên xấu xí.
Khi có con, bạn sẽ đối diện với tình trạng “lộn xộn” kéo dài! Ảnh internet
Chốt lại, để giữ gìn sự gọn gàng cho căn nhà, tối ưu nhất vẫn là bạn học cách buông bỏ những thứ không cần thiết và thiết kế nơi lưu trữ phù hợp cho không gian sống.
Điều này cũng đồng thời giúp bạn gọn gàng lại tâm trí để chuẩn bị cho những khởi đầu suôn sẻ cho năm mới. Thế nên văn hóa đón Tết của người Việt mình mới thường gắn việc dọn nhà cuối năm với ý nghĩa gột bỏ điều cũ và chào đón nguồn năng lượng mới đấy!
Để xuân này bạn có một không gian đón Tết gọn gàng, SB Furniture VN xin đóng góp một bí kíp dọn nhà uy tín và đã áp dụng thành công với nhiều gia chủ, công thức "chỉ một lần mà tươm tất cả năm". Đi kèm là các gói nội thất trọn bộ cho căn hộ 1, 2, 3 phòng ngủ, giúp mang thêm hương vị Tết vào không gian nhà bạn!