3 tháng định đoạt số phận chiến sự

GD&TĐ - Nga sẽ tranh thủ khoảng thời gian 3 tháng trước lễ nhậm chức tân Tổng thống Mỹ của ông Trump để đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở phía đông Ukraine.

3 tháng định đoạt số phận chiến sự

Tờ báo Anh The Economist có bài bình luận cho rằng, ba tháng tới sẽ là khoảng thời gian khủng khiếp đối với chính quyền Kiev khi Moscow sẽ cố gắng nhắm vào Tổng thống thực tế đã mãn nhiệm là ông Ukraine Vladimir Zelensky và các lãnh đạo khác trong chính quyền Kiev, nhằm thay đổi thượng tầng lãnh đạo của Ukraine.

Một mục đích khác là Moscow sẽ cố gắng kiểm soát càng nhiều lãnh thổ Donbass trong 3 tháng tới, đồng thời quét sạch quân Ukraine khỏi vùng Kursk của Nga, nhằm tạo ưu thế áp đảo về quân sự trên bàn đàm phán, chuẩn bị cho khả năng dễ xảy ra nhất là đóng băng cuộc xung đột hiện nay.

Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Nga cũng có thể đẩy mạnh các hoạt động không kích nhằm “kết liễu” hệ thống năng lượng của Ukraine.

Ấn phẩm Anh lưu ý rằng, ông Zelensky có thể hoan nghênh chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, do sự thất vọng sâu sắc đối với chính quyền của ông Joe Biden.

Trước đó, ê kíp của ông Zelensky đã nhiều lần phàn nàn về “sự yếu kém và đạo đức giả” của chính quyền Mỹ, vốn lo sợ leo thang căng thẳng với Nga, nên đã trì hoãn các gói viện trợ đã cam kết.

Chiến thắng của ông Donald Trump trước bà Kamala Harris có thể mang lại cho ông Zelensky một lối thoát khỏi tình trạng “có vẻ giống như bế tắc” về viện trợ quân sự, thế nhưng tương lai đối với chính quyền Kiev cũng không hẳn là một bức tranh tươi sáng trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump.

The Economist nhấn mạnh, đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục được hỗ trợ ở mức tối thiểu hoặc một tổng thống có tính khí thất thường và gần như chắc chắn sẽ cắt viện trợ, đây cũng là điều hết sức rủi ro.

Ấn phẩm Anh tin rằng việc Trump bỏ mặc hoàn toàn Ukraine khó có thể xảy ra, đặc biệt là vì những ý kiến ​​trong nội bộ Đảng Cộng hòa của ông ấy, đồng thời ông cũng không muốn trở thành tác giả, kiêm chủ nhân của “thất bại lịch sử của Mỹ ở Ukraine”.

Tuy nhiên, Trump chắc chắn không ném tiền của người đóng thuế Mỹ vào Ukraine chỉ nhằm mục đích đánh bại Nga, bởi ông biết rằng điều này chắc chắn không thể thực hiện được nên trùm tài phiệt Mỹ sẽ cân nhắc những gì mình có thể nhận được có tương xứng với những gì bỏ ra hay không.

Để đổi lấy sự ủng hộ của Washington, Trump có thể yêu cầu Ukraine để cho Mỹ tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của mình, đồng thời buộc ông Zelensky phải chấp nhận những điều kiện bất lợi trong khi đàm phán với Moscow, ví dụ như không kết nạp nước này vào NATO trong nhiệm kỳ của ông hoặc tiếp tục cho phép quân Nga hiện diện trong lãnh thổ Ukraine.

Trump sẽ chuẩn bị dự thảo thỏa thuận vào tháng 1, đúng thời điểm ông nhậm chức và ông này sẽ đối xử với Kiev hệt như những gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình là “đóng băng xung đột Nga-Ukraine” trong thời gian ông tại vị, còn sau đó thì người khác muốn làm gì thì làm!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.