Cảm nắng, ảnh hưởng không tốt tới não
Nhiều cha mẹ quan niệm, nếu da trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều sẽ càng hấp thụ được nhiều vitamin D, thế nên đã để lộ vùng đầu của trẻ khi tắm nắng. Khiến trẻ dễ bị cảm, thập chí tác động không tốt tới trí não.
Nguyên nhân là phần vỏ não của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu, chưa phát triển toàn diện, nên rất dễ bị ánh nắng làm tổn thương. Tác động xấu tới thị lực.
Mắt là bộ phận nhạy cảm nhất của trẻ sơ sinh, nếu cha mẹ tắm nắng không đúng cách sẽ tác động xấu tới thị lực. Bởi mi mắt của trẻ rất mỏng, nên không thể che hết được ánh sáng mặt trời, đặc biệt là với những luồng sáng quá mạnh hoặc kéo dài. Xuất hiện những vấn đề về da.
Da của trẻ sơ sinh còn tương đối non nớt, nên rất dễ bị tổn hại. Tốt nhất, cha mẹ nên để trẻ đã được 10 ngày tuổi mới tắm nắng cho trẻ. Nếu tắm sớm hơn, trẻ sẽ rất dễ bị viêm da, dị ứng, ảnh hưởng tới sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé.
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng cách?
Vitamin D trong ánh nắng ngoài giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tăng trưởng chiều cao, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, mẹ hãy tắm nắng cho trẻ theo các cách sau:
- Sau 10 ngày sinh, cha mẹ mới cho trẻ tắm nắng. Khung giờ thích hợp là từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, giúp trẻ hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất.
- Khi tắm nắng, cha mẹ cần đội mũ, đeo kính râm cho trẻ để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mắt. Không nên sử dụng các loại kem bôi da.
- Trong 6 tháng đầu, tắm nắng cho trẻ chỉ nên để lộ một phần da chân, tay, lưng, bụng, ngực trong bóng râm trong khoảng 10 phút.
- Sau 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ tắm nắng tối đa là 30 phút.