1. Để bát đũa lẫn lộn khi rửa
Đa số chị em phụ nữ khi rửa bát đều để lẫn lộn bát, đĩa, đũa cùng nhau rồi rửa lẫn lộn. Tuy nhiên, trên thực tế, còn rất nhiều nước bọt của người ăn còn sót lại trên đũa trong khi ở bát đĩa, chủ yếu là vết dầu mỡ hoặc cặn thức ăn còn thừa. Do đó, chúng cần được rửa sạch ở mức độ khác nhau.
Nếu cứ rửa chung và lẫn lộn như vậy sẽ gây ra việc lây lan vi khuẩn chéo từ đũa sang bát đĩa hay ngược lại... Vì vậy, khi rửa bát đũa, bạn cần tách riêng chúng ra, không rửa cùng nhau.
Sau khi rửa xong cần tráng thật kỹ dưới vòi nước tránh cho vi khuẩn và nước rửa bát còn sót lại trên chúng.
Úp bát đĩa, cất đũa ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp làm vi khuẩn sinh sôi.
2. Để bát đĩa bẩn sau 1 đêm mới rửa
Do công việc bận bịu hoặc vì lý do sức khỏe, nhiều người ăn xong, thường để bát đĩa bẩn sang ngày hôm sau mới rửa. Nhưng chính điều này không hề an toàn chút nào.
Những cặn thức ăn dưa thừa bám bên bát đĩa hay nước nước bọt của người ăn bám trên đũa sau một đêm sẽ biến chất, làm lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở lên đến hơn 10 nghìn lần, càng dễ gây bệnh.
Sau một đêm, việc rửa bát đĩa khiến chúng khó sạch hơn và không hề an toàn cho sức khỏe. Tốt nhất, chị em nên rửa bát sau ăn 1 giờ.
3. Dùng quá nhiều chất tẩy rửa
Nhiều người cho rằng, dùng thật nhiều chất tẩy rửa để tạo ra nhiều bọt mới làm sạch được hết các vết dầu mỡ bám trên bát đĩa.
Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.
Vì thế khi rửa, bạn chỉ nên lấy lượng chất tẩy rửa vừa đủ, cho ra dụng cụ đựng riêng rồi tạo bọt cùng miếng rửa sau đó bắt đầu rửa bát.
Lưu ý, không nên cho nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa, như vậy vừa lãng phí mà càng khó làm sạch hết chất hóa học bám lại chúng.