3 nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân trở nên nguội lạnh

GD&TĐ - Có lẽ, khi mới lấy nhau, cặp đôi nào cũng chìm đắm trong tình yêu, nhưng thời gian trôi qua, mối quan hệ giữa hai người đều giảm dần.

Khi mới yêu nhau, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng hào quang”. (Ảnh: ITN).
Khi mới yêu nhau, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng hào quang”. (Ảnh: ITN).

Chẳng hạn, sau 10 năm chung sống, cặp đôi trở thành anh em; sau mấy chục năm chung sống, họ trở thành “bạn cùng phòng”.

Cảm xúc của các cặp đôi giảm dần theo từng giai đoạn: Giai đoạn yêu thương, giai đoạn buồn tẻ và giai đoạn xung đột.

Thậm chí có người vợ hoặc người chồng cảm thấy khó chịu khi ở bên người kia khi họ mới chỉ kết hôn được vài năm.

Thực tế, phần lớn cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên nhàm chán, thiếu đi sự tươi mới. Giống như lúc đầu, hai người có thể trò chuyện 10 tiếng mỗi ngày mà không cảm thấy mệt mỏi. Nhưng sau khi quen nhau, thời gian trò chuyện của họ giảm dần. Cuối cùng, trò chuyện nửa giờ cũng trở nên quá lâu.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến hôn nhân “nguội ngắt”:

Sự thụ động về mặt cảm xúc

Điều này có thể hiểu là khả năng nhận thức về cảm xúc trở nên yếu đi, thiện cảm của đối phương dành cho bạn cũng giảm theo.

Nhiều hành vi của con người được thúc đẩy bởi động lực. Nhưng một khi chúng ta mất đi động lực, hoặc động lực không rõ ràng thì khả năng hành động của chúng ta cũng sẽ giảm sút. Trong hôn nhân, điều này càng đúng hơn.

Tại sao khi bạn và người ấy lần đầu gặp nhau, mỗi ngày đều tràn đầy đam mê, tươi mới và vui vẻ? Đó là bởi vì hai người có cảm giác bí ẩn và hấp dẫn, và muốn cùng nhau thử nhiều điều chưa biết. Nói cách khác, sự hấp dẫn này thể hiện ở “mong muốn chia sẻ” và “được chia sẻ”.

Ví dụ, khi yêu, bạn thích uống một tách trà sữa, xem phim và chia sẻ mọi chủ đề với người ấy. Khi mối quan hệ bước vào giai đoạn buồn tẻ, bạn thậm chí không còn nghĩ đến việc nói chuyện với đối phương nữa.

Trong giai đoạn yêu nhau, các bạn cùng nhau thử nhiều điều phiêu lưu; trong giai đoạn buồn tẻ, cả hai đều trở nên “lười biếng”. Đây là sự cùn mòn về mặt cảm xúc. Ở bên nhau một thời gian dài, chúng ta khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán.

Thiếu “đam mê”

Đam mê là sự tươi mới + bí ẩn. Các nhà tâm lý học đề xuất ba yếu tố của tình yêu: đam mê, cam kết và thân mật. Thiếu đam mê đồng nghĩa với việc tình yêu giữa hai người giảm dần và phai nhạt.

Bất kỳ mối quan hệ nào, khi hai người đã ở bên nhau một thời gian dài, sẽ đi theo hướng này. Không có gì tồn tại mãi mãi. Ngay cả hai người yêu nhau cũng sẽ có ngày chán nhau.

Khi niềm đam mê giảm sút, để không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, bạn phải tìm cách duy trì hôn nhân, giữ cho hôn nhân luôn nồng ấm.

Khi bạn và người ấy mới yêu nhau, việc nắm tay, ôm nhau sẽ khiến tim đập nhanh hơn và mặt đỏ bừng. Nhưng sau nhiều năm ở bên nhau, hai người trở thành “bạn cùng phòng” mà không hề có ham muốn.

Giảm “sự hài lòng” v nhau

2-phan-lon-cuoc-song-hon-nhan.jpg
Phần lớn cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên nhàm chán, thiếu đi sự tươi mới. (Ảnh: ITN).

Khi mới yêu nhau, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng hào quang”. Những khuyết điểm của người kia được bạn tô điểm quá mức; trong mắt bạn, người kia là hoàn hảo không có khuyết điểm nào.

Cảm giác này hoàn toàn là do tình yêu của bạn gây ra những lệch lạc, ảo tưởng trong suy nghĩ của bạn. Khi dành nhiều thời gian bên nhau hơn, các bạn sẽ “nhìn thấy” nhau rõ ràng hơn.

Ví dụ, khi mới yêu, chàng trai thường nấu những món ngon cho cô gái thưởng thức. Cô gái rất hạnh phúc và khoe với bạn bè rằng: “Anh ấy vô cùng chu đáo, tốt bụng và quyến rũ. Mình chỉ muốn kết hôn với anh ấy”.

Sau nhiều năm chung sống, dù chàng trai có nấu bao nhiêu món đi chăng nữa, cô gái vẫn không thấy ngon.

Điều tương tự: Khi mới yêu, sự nịnh nọt, bám víu, chiếm hữu của con gái rất dễ chịu đối với con trai. Nhưng ở bên nhau một thời gian dài lại cảm thấy quen thuộc, thậm chí nhàm chán. Sự “thỏa mãn” giảm sút khiến hôn nhân trở nên tẻ nhạt.

Muốn hôn nhân luôn tươi mới, ngay lúc này, hãy thay đổi cuộc sống của bạn từ trạng thái nhàm chán sang một đỉnh cao khác.

Hôn nhân quả thực là một cuộc vây hãm, và bạn sẽ cảm thấy buồn chán sau một thời gian dài. Sự khác biệt chỉ là: Một số người sẵn sàng bước ra ngoài để thay đổi, trong khi một số người chỉ trốn trong nhà và phàn nàn về nhau.

Theo news.qq.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tùy bút: Những ngày khói lửa

Tùy bút: Những ngày khói lửa

GD&TĐ - Chúng tôi đã sống nghèo nhưng trong sáng trong thời bao cấp, tự hào lên đường theo “tiếng gọi non sông” để lại một phần tuổi xuân trên chiến trường...