3 lưu ý quan trọng khi điều trị đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng

GD&TĐ - Đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng khiến người bệnh ăn uống kiêng khem khổ sở, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Áp dụng ngay các lưu ý dưới đây khi điều trị bệnh.

Đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng khiến người bệnh khổ sở
Đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng khiến người bệnh khổ sở

Đau quặn bụng dưới là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm đại tràng. Cơn đau được mô tả là lúc âm ỉ, lúc quặn thắt, đau từng cơn, giảm dần sau khi đã đi vệ sinh.

Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh viêm đại tràng còn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân, mệt mỏi, ăn không ngon, giảm cân nhanh…

Bệnh viêm đại tràng thường khó điều trị dứt điểm và gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, bệnh còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thậm chí là ung thư đại tràng,...

Theo các chuyên gia, để điều trị đau bụng dưới theo cơn do viêm đại tràng, người bệnh cần phải kết hợp nhiều yếu tố.

So sánh đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm
So sánh đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm

1. Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chính giúp phòng ngừa cũng như hạn chế tái phát bệnh viêm đại tràng gây ra đau quặn bụng dưới. Người bệnh viêm đại tràng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

Về chế độ ăn uống:

- Nên dùng các thực phẩm tươi sạch, thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

- Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, hỗ trợ thải độc

- Ăn những món dễ tiêu hóa, hoặc chia nhỏ bữa ăn để ruột dễ hấp thu

- Cần ăn chín, uống sôi, tránh các đồ sống như sashimi, nem chua, gỏi, tiết canh,...

- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa, các đồ tanh như tôm, cua, cá,...

- Không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, cay nóng như bia, rượu, cafe, coca, ớt, hạt tiêu, mù tạt,...

Về chế độ sinh hoạt:

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

- Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, suy nghĩ nhiều, hạn chế thức khuya để không gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh viêm đại tràng nặng hơn
Căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh viêm đại tràng nặng hơn

2. Sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ

Một số nhóm thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định để giảm đau bụng dưới ở giữa do viêm đại tràng gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, chống co thắt đại tràng
  • Nhóm thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, nấm
  • Nhóm thuốc cầm tiêu chảy
  • Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng
  • Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Thông thường, khi bị viêm loét đại tràng gây đau bụng dưới ở giữa, người bệnh sẽ được bác sĩ kê kháng sinh để tiêu diệt các hại khuẩn đang cư trú ở các ổ viêm, nhằm chữa lành các vết loét. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hoá, nên sẽ cần dùng thêm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn đường ruột.

Tùy từng bệnh nhân và các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc khác nhau. Một đợt điều trị viêm đại tràng thường kéo dài từ 7-10 ngày, với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc với thời gian dài hơn. Người bệnh nên tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả cao.

Việc dừng thuốc đột ngột sau 3-4 ngày có thể dẫn đến nhờn thuốc, tạo điều kiện cho hại khuẩn có thời gian thích ứng, đối kháng với thuốc, khiến chúng phát triển ngày càng mạnh hơn và gây khó khăn cho các lần điều trị về sau.

Tuy vậy, thuốc Tây không nên dùng kéo dài, chỉ dùng hết đợt thuốc của bác sĩ là ngừng, bởi lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm sẽ gây hại cho chức năng gan, thận…

Hệ tiêu hoá có thể bị tổn thương khi dùng thuốc tây sai cách
Hệ tiêu hoá có thể bị tổn thương khi dùng thuốc tây sai cách

3. Điều trị đau quặn bụng dưới do viêm đại tràng bằng thuốc Đông y

Để giảm dần thuốc Tây và tránh các tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra, người bệnh viêm đại tràng có thể kết hợp thuốc đại tràng Đông y trong quá trình điều trị bệnh.

Tuy vậy, không phải thuốc Đông y nào cũng có hiệu quả cao, nhất là thuốc được làm từ các bài trong sách hay lan truyền qua mạng internet thiếu kiểm chứng. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thật sự, bài thuốc đại tràng có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống là một ví dụ.

Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.

Do được bào chế từ dược liệu thiên nhiên an toàn, người bệnh có thể sử dụng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 lâu dài để điều trị viêm đại tràng mạn tính mà không sợ nhờn thuốc hay tác dụng phụ.

Kiên trì dùng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2, tình trạng đau bụng dưới từng cơn, sôi bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa sẽ giảm hẳn hoặc không còn.

Thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc toàn quốc, người bệnh viêm đại tràng có thể dễ dàng mua về sử dụng.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

viêm đại tràng

Bạn bị:

Viêm đại tràng.

Viêm ruột cấp, mãn tính.

Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/dai-trang-nhat-nhat-tri-viem-dai-trang.html

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ