Tranh cãi đến cùng
Tuổi trung niên, càng thông tuệ sẽ càng hiểu tranh cãi không thể giúp ta giải quyết được khúc mắc của vấn đề. Tranh cãi càng dai dẳng, đôi bên càng mệt mỏi. Tranh cãi càng căng thẳng, càng làm tồn hại đến cảm xúc tốt đẹp của đôi bên.
Tuổi trung niên nên hiểu, cách để giành thắng lợi thực sự chính là không tranh cãi. Người thức thời sẽ luôn đặt cái tôi của mình xuống, sẵn sàng nhường nhịn, thoả hiệp, tâm hồn mới có thể thanh thản và an vui.
Nói xấu người khác
Cổ nhân dạy: "Nếu không có điều hay để nói thì đừng nói gì cả". Tuổi trung niên nên biết tôn trọng và bao dung hơn với người khác. Một việc nếu không thể nói trực tiếp, cũng đừng nói xấu sau lưng người khác.
Đặc biệt, nếu bạn bất chợt phát hiện bạn bè nói xấu sau lưng mình, cách khôn ngoan nhất đó là dùng tấm lòng quảng đại, vị tha để đối đãi, mới có thể hoá giải hiểu lầm, đồng thời gây dựng cho mình nhiều mối quan hệ hữu hảo hơn.
Phê bình, khen chê
Tuổi trung niên nên tránh xa thị phị, hạn chê khen chê, xen vào chuyện người khác. Bằng không, bạn trong lòng bạn rất dễ sẽ sinh ra tâm lý so sánh, đố kỵ, lâu dần sẽ tích tụ lại thành thói tham lam, tranh đoạt, khởi sinh tà ác tự lúc nào không hay.
Nếu muốn tránh rơi vào bể khổ, cách tốt nhất chính là cần phải có tâm quan sát học hỏi thay vì can thiệp vào những cuộc bình luận vô nghĩa.
Đôi lời về khẩu nghiệp:
1. Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra, người tạo ra khẩu nghiệp, sớm muộn cũng phải nhận báo ứng.
2. Khẩu nghiệp lành từ các lời nói tạo ra những kết quả tốt lành. Khẩu nghiệp ác từ các lời nói tạo ra những hậu quả xấu, hại mình và hại cả người khác.
3. Người có trí tuệ thường nói với tâm Phật, tức dùng từ bi hỷ xả để nói. Trước khi nói, tâm trí luôn đẹp và thanh tịnh.
4. Nếu chúng ta biết ái ngữ, tức nói lời hay, ý đẹp thì không chỉ chính mình mà những người xung quanh cũng được hưởng phúc đức.