3 hình thức kỷ luật không cần roi vọt, khiến con răm rắp nghe lời

Con trẻ thường ích kỷ, luôn muốn có được những điều mình muốn mặc kệ đúng sai. Tuy nhiên, đây là điều bình thường bởi con vẫn chưa hoàn thiện ý thức và nhân cách. Không cần roi vọt, cha mẹ chỉ cần áp dụng 3 hình thức kỷ luật sau, con sẽ răm rắp nghe lời.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để con tự thấy được hậu quả tự nhiên

Khi thấy con bướng bỉnh duy trì những thói quen không tốt. Cha mẹ thay vì mắng chửi, o ép con vào khuôn phép, thì hãy kỷ luật con bằng cách để con được tự do làm theo điều mình muốn.

Bằng không, con sẽ không phục và có thể sinh lòng oán hận. Khi đối diện với hậu quả mình gây ra, một cách tự nhiên con sẽ hiểu được sự bướng bỉnh của mình nguy hại đến mức nào, từ đó răm rắp nghe lời, không dám tái phạm nữa.

Chẳng hạn, khi con không ăn cơm. Cha mẹ hãy đồng ý. Và khi con bị đói, con sẽ hiểu thức ăn quan trọng đến mức nào và không dám bỏ bữa.

Tước đoạt một quyền lợi của con

Con trẻ thường ích kỷ, luôn muốn có được những điều mình muốn mặc kệ đúng sai. Tuy nhiên, đây là điều bình thường bởi con vẫn chưa hoàn thiện ý thức và nhân cách.

Cha mẹ tuyệt đối không được hoàn toàn chiều theo ý con. Cũng không cần thiết phải mắng chửi con thậm tệ. Để "khắc chế" bản tính ích kỷ của con, cha mẹ chỉ cần kỷ luật con bằng cách tước đoạt đi một quyền lợi của con là đủ.

Chẳng hạn, khi con mải xem phim, không chịu làm việc nhà, học tập, cha mẹ hãy phạt con không được ra ngoài chơi 1 tuần. Hãy để con hiểu, điều gì cũng có cái giá của nó. Nếu không làm tốt nghĩa vụ của mình, thì không có quyền được hưởng thụ. 

Để con tự suy nghĩ

Khi con phạm lỗi, như vô lễ với người lớn, đánh nhau,... Cha mẹ hãy hỏi con nguyên nhân tại sao con làm vậy? Sau đó hãy kỷ luật con bằng cahcs giải thích thật cặn kẽ về tác hại của hành động ấy.

Nhớ không nên quá nhẹ nhàng, con sẽ nghĩ việc này không quan trọng. Hãy cấm túc con một thời gian để con tự suy nghĩ về hành vi của mình, để hiểu con đã gây tổn thương cho người khác đến mức nào.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên hướng con đến những hoạt động xã hội, từ thiện. Như vậy con sẽ được cọ xát, trưởng thành và thấu hiểu hơn về cuộc sống.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Park chúc mừng tuyển Việt Nam

Thầy Park chúc mừng tuyển Việt Nam

GD&TĐ - Chiến lược gia Hàn Quốc Park Hang-seo ‘gửi gắm’ tương lai vươn tầm châu lục của bóng đá Việt Nam cho đàn em đồng hương Kim Sang-sik.