3 cách giúp con giải tỏa áp lực học tập hiệu quả

GD&TĐ - Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể thực hiện để giúp con giải tỏa áp lực học tập.

Khi nói về việc học tập của trẻ em, người lớn đều có xu hướng nghĩ đến thành tích, nhưng đó không phải là điều cần thiết duy nhất để tồn tại trong cuộc sống. (Ảnh: ITN).
Khi nói về việc học tập của trẻ em, người lớn đều có xu hướng nghĩ đến thành tích, nhưng đó không phải là điều cần thiết duy nhất để tồn tại trong cuộc sống. (Ảnh: ITN).

Khi nói về việc học tập của trẻ em, người lớn đều có xu hướng nghĩ đến thành tích, nhưng đó không phải là điều cần thiết duy nhất để tồn tại trong cuộc sống. Ý nghĩa thực sự của việc học phải truyền cảm hứng cho các em phát triển thành những cá nhân thông minh, có năng lực về mặt cảm xúc với các bạn cùng lứa tuổi.

Quá trình học tập tổng thể của học sinh chỉ có thể hoàn tất khi các em hiểu được các ý tưởng, tự mình thực hiện các giải pháp, đặt câu hỏi và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của chính các em.

Nếu bạn cảm thấy việc học của con cái mình chỉ xoay quanh giáo khoa thì bài viết này chắc chắn sẽ khai sáng những quan điểm khác nhau về học tập và cách sử dụng chúng để đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và thành công của con bạn.

Ưu tiên mục tiêu hơn điểm số

Việc đặt ra và đạt được những mục tiêu nhỏ có ý nghĩa quan trọng cả trong cuộc sống của trẻ cũng như cuộc sống của người lớn.

Do đó, tạo cơ hội cho trẻ thực hiện mục tiêu từng ngày một có thể mang lại sự thay đổi hiệu quả và giúp trẻ hứng thú hơn với quá trình học tập. Điều này cũng góp phần làm giảm bớt áp lực cho trẻ, đồng thời trẻ bắt đầu chủ động đạt được các mục tiêu nhỏ của mình, góp phần vào mục tiêu cuối cùng.

Đôi khi, cần phải chỉ cho con bạn cách thoát ra khỏi vùng an toàn của chúng bằng cách trở thành hình mẫu và thử những điều mà trước đây bạn có thể chưa từng làm. Điều này giúp trẻ tự tin và năng động hơn trong nỗ lực học tập.

Duy trì mục tiêu dài hạn

Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện mục tiêu từng ngày một có thể mang lại sự thay đổi hiệu quả và giúp trẻ hứng thú hơn với quá trình học tập. (Ảnh: ITN).
Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện mục tiêu từng ngày một có thể mang lại sự thay đổi hiệu quả và giúp trẻ hứng thú hơn với quá trình học tập. (Ảnh: ITN).

Khi con không cải thiện được kết quả học tập, con sẽ khó cố gắng nếu cha mẹ liên tục tranh cãi về một bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà mà con không làm tốt. Thay vì tranh cãi, cha mẹ nên trấn an rằng con luôn có cơ hội để tạo nên điều kỳ diệu.

Khéo léo dẫn dụ con vào đời sống và công việc của bạn, cho con ví dụ về những sai lầm bạn từng vướng phải, cách bạn sửa sai,... Điều này có thể giúp con được truyền cảm hứng và sẽ đóng góp tích cực hơn nhiều cho quá trình học tập của con.

Khuyến khích giao tiếp tốt hơn

Giao tiếp là chìa khóa dẫn đến những cơ hội lớn, vì thế bạn nên khuyến khích con trau dồi điều này càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để hiểu và cải thiện khả năng học tập của trẻ là giúp trẻ nói lên ý kiến ​​của mình và cởi mở về những gì đang diễn ra.

Khi con bạn nêu lên một vấn đề ở trường, bạn phải đảm bảo rằng con bạn được lắng nghe và thấu hiểu. Điều cần thiết là khuyến khích chúng nêu vấn đề trực tiếp với giáo viên và tìm ra giải pháp thông qua sự tham gia của chính con.

Khả năng tự bảo vệ bản thân mà đứa trẻ học được ở những giai đoạn đầu có thể dễ dàng mang lại lợi ích cho chúng khi trở thành những cá nhân tốt, không ngại đặt câu hỏi về những điều khiến chúng không thoải mái.

Nói chung, sự phối hợp của bạn với giáo viên có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực cho con. Tăng cường tham gia vào các hoạt động ở trường có liên quan đến con bạn hoặc các hoạt động khác là một cách làm tốt để giúp con từng bước chinh phục thử thách.

Cha mẹ cần phải liên hệ chặt chẽ với giáo viên và giữ liên lạc với họ. Luôn thể hiện rằng bạn tôn trọng họ, đồng thời chủ động nêu lên những lo ngại về nhu cầu của con. Hãy trò chuyện với họ bằng thái độ ân cần và lịch sự, điều đó sẽ giúp bạn thúc đẩy mối quan hệ thân tình với giáo viên và nhà trường.

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có mối liên hệ rất chặt chẽ với cách cha mẹ nhìn nhận và định hướng quá trình học tập tổng thể. Sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và an toàn trong hành trình học tập của mình.

Theo tist.school

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ