3 bước tổ chức hoạt động nhóm trong dạy – học Địa lý

GD&TĐ - Thầy Bùi Vĩnh Trường Giang – Giáo viên Trường THCS Cẩm Dương (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) rút ra kinh nghiệm tổ chức hoạt động cho học sinh theo nhóm và mang lại hiệu quả rõ rệt.

3 bước tổ chức hoạt động nhóm trong dạy – học Địa lý

3 bước làm việc theo nhóm

Hoạt động nhóm sẽ tạo cho học sinh có nhiều cơ hội thể hiện ý tưởng của mình, mở rộng tầm suy nghĩ, rèn kỹ năng giao tiếp. Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ơ nhiều môn học là tạo được môi trường xã hội thuận lợi để hình thành nhân cách và phát triển kỹ năng sống của các em.

Theo thầy Giang, để làm được điều này, giáo viên nên thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Gợi ý cách làm việc, các vấn đề khi trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập.

Bước 2: Làm việc theo nhóm.

Ở bước này, cần cử ra nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Từng cá nhân trong nhóm nghiên cứu nội dung và làm việc độc lập. 

Trao đổi, thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp

Giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Sau đó tổ chức thảo luận chung, các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau

Giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiến thức. Sau đó nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc, kịp thời động viên khuyến khích cũng như đúc rút kinh nghiệm cho các nhóm.

Bài học kinh nghiệm 

Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần vận dụng phương pháp linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị kiến thức, bài học không nên cứng nhắc, rập khuôn. Phải tuân thủ quy trình, các bước của việc tổ chức học tập theo nhóm.

Ngoài ra, giáo viên phải tìm tòi, biết lựa chọn những đơn vị kiến thức, bài học, cách chia, hình thức kiểu nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra để có hiệu quả cao nhất.

Không để lớp mình làm ảnh hưởng đến lớp khác vì nhà trường chưa có phòng cách âm, phải đóng hết cửa, nhắc nhở học sinh trao đổi nhỏ trong phòng, phát huy vai trò nhóm trưởng trong điều khiển nhóm.

Cần phát huy hết tính năng động, sáng tạo của tất cả mọi thành viên trong nhóm, tránh tình trạng nhóm chỉ cử một, hai em làm việc, trình bày.

Nên cho toàn bộ nhiệm vụ của tất cả các nhóm lên bảng phụ (máy chiếu) để học sinh biết nhiệm vụ của nhóm mình cũng như nhóm bạn, từ đó có sự so sánh khái quát về bài học.

Giáo viên cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm thảo luận đi đúng mục tiêu, yêu cầu của bài học, tránh tùy tiện làm theo cảm hứng, đi lệch hướng của nội dung.

Trong điều kiện phòng học còn chật hẹp, số học sinh khá đông, nội dung trong một tiết còn nhiều, cho nên có thể chia các nhóm ổn định theo các bài để dễ cho các hoạt động.

Kịp thời khen thưởng, điều chỉnh tế nhị để phát huy được tính tích cực chủ động của các em, lôi cuốn được các em vào giờ học. Đồng thời, để rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ, nhóm.

Đối với giáo viên, phải hình dung được thiết kế bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết, thường xuyên trăn trở, tìm tòi, sáng tạo khi giảng dạy.

Cần hạn chế việc giảng giải, thuyết trình, minh họa, hạn chế đưa câu hỏi vụn vặt, nên tập hợp các câu hỏi thành những gợi ý hướng dẫn giải quyết một vấn đề, nội dung trọn vẹn

Giáo viên dành thời gian cho học sinh làm việc, khi học sinh làm việc cần theo dõi và giải đáp thắc mắc ngay các yêu cầu của học sinh.

Sau mỗi hoạt động cần chốt ý chính để học sinh khẳng định lại từng kiến thức của hoạt động trong bài học

“Như vậy, để có một tiết dạy – học Địa lý theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm thì ngoài việc nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công việc chuẩn bị ở nhà của người giáo viên cho một tiết dạy sẽ công phu hơn, kỹ lưỡng hơn.

Đồng thời khi lên lớp người giáo viên cũng phải chủ động, tích cực hơn mới có thể làm tốt vai trò của người cố vấn, người trọng tài trong quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh, trong quá trình tổ chức theo nhóm” – Thầy Giang chia sẻ.

Qua việc triển khai hoạt động nhóm trong những năm qua, tôi thấy học sinh luôn hào hứng, đón chờ giờ học Địa lý, say mê với công việc tìm kiếm kiến thức từ các nguồn tự nhiên khác nhau, hay nêu thắc mắc, thích được giáo viên giao các nhiệm vụ học tập.

Tất cả những điều đó sẽ tạo cho học sinh những cảm xúc tốt đẹp, những rung động, những niềm vui về sự khám phá, về cái hay, cái đẹp, cái mới trong nhận thức của các em đối với thiên nhiên, con người trên quê hương, đất nước, thế giới… tạo cho các em học sinh lòng say mê, yêu thích bộ môn Địa lý. Hơn thế nữa qua bộ môn này, chúng ta đã bồi đắp trong tâm hồn các em học sinh tình yêu đối với quê hương, xứ sở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...