3 "bẫy tâm lý" khiến bạn luôn đưa ra quyết định sai lầm

Đã bao giờ bạn nhìn lại những điều xảy ra trong cuộc đời mình và tự hỏi tại sao bản thân lại đưa ra những lựa chọn sai lầm như vậy? Và liệu trong tương lai, những điều này có tiếp tục xảy ra?

Để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong tương lai, bạn cần hiểu rõ những yếu tố tâm lý tác động đến các quyết định của mình.

Dưới đây là 3 “bẫy tâm lý” phổ biến khiến bạn thường đưa ra những lựa chọn không sáng suốt. Nắm rõ và làm chủ được những yếu tố này, bạn có thể áp dụng để tạo ra ảnh hưởng tích cực trong công việc lẫn cuộc sống.

1. Tâm lý chẩn đoán (phím tắt tinh thần)

Tâm lý chẩn đoán hay các “phím tắt tinh thần” là quá trình đơn giản hóa vấn đề bằng cách bỏ qua những thông tin không cần thiết và chọn những gì quan trọng. Tâm lý này giúp con người giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả và học được những khái niệm mới nhanh hơn. 

Nếu cứ phải liệt kê tất cả các viễn cảnh có thể xảy ra mỗi khi cần đưa ra quyết định thì rất khó để chúng ta hoàn thành công việc trong ngày. Chính vì vậy, não bộ đã tạo ra các “phím tắt tinh thần” hay “quy tắc ngón tay cái”, dựa trên kinh nghiệm và niềm tin cá nhân, để đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, vì các quyết định được đưa ra bởi tâm lý chẩn đoán thường dựa trên nhận thức chủ quan nên sẽ không đúng trong mọi trường hợp. 

Một ví dụ cho việc này là hiệu ứng “neo” tâm lý. Trong nhiều tình huống, mọi người thường sử dụng điểm bắt đầu như một chiếc neo để dựa trên đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp cho quyết định hoặc đánh giá cuối cùng.

Điển hình, khi bạn mua nhà, bạn sẽ có xu hướng sử dụng mức giá của các ngôi nhà xung quanh khu vực bạn muốn sinh sống để làm cơ sở thương lượng giá.

Vậy bạn có thể làm gì để tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý chẩn đoán lên các quyết định của mình? Các chuyên gia gợi ý rằng việc nhận thức được sự ảnh hưởng của tâm lý chẩn đoán đến các quyết định sẽ giúp bạn tránh được việc đưa ra những lựa chọn tồi tệ.

Trong trường hợp của hiệu ứng “neo” tâm lý, việc bạn cân nhắc danh sách các ước tính khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc quyết định.

Chẳng hạn, bạn có thể cân nhắc các mức giá hợp lý để mua một chiếc ô tô mới thay vì tập trung vào mức giá trung bình của một kiểu ô tô cụ thể. Nếu bạn biết rằng một chiếc SUV sẽ có mức giá từ 600 triệu đến 800 triệu với những tính năng và kích thước bạn muốn thì bạn sẽ đưa ra quyết định tốt hơn là so với việc xem xét mức giá trung bình của một chiếc xe.

2. Những so sánh khập khiễng

Làm sao bạn biết rằng bạn vừa mua được một chiếc máy tính với mức giá hợp lý? Hoặc làm thế nào bạn biết bạn không bị lỗ khi mua một món đồ bất kỳ? So sánh chính là một trong những công cụ hiệu quả để giúp chúng ta đưa ra quyết định. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta tạo ra những so sánh khập khiễng? Hoặc khi những món đồ bạn so sánh có giá trị hoàn toàn khác nhau?

Lấy ví dụ, nếu có thể tiết kiệm 25 nghìn với món đồ có giá 100 nghìn thì bạn có sẵn sàng bỏ ra thời gian đi xa 15 phút để mua nó? Đa số chúng ta đều làm vậy. Nhưng nếu bạn chỉ có thể tiết kiệm 25 nghìn với món đồ 100 triệu đồng, liệu bạn có bằng lòng đi xa thêm một đoạn?

Trong hầu hết trường hợp, mọi người sẽ ngại bỏ công sức ra chỉ để tiết kiệm một khoản tiền nhỏ đối với một món đồ đắt tiền. Vậy tại sao mọi người lại phản ứng như thế khi vẫn là 25 nghìn trong cả hai trường hợp?

Trong những tình huống như vậy, bạn đã rơi vào cái bẫy của việc so sánh khập khiễng, bởi vì bạn đang so sánh khoản tiền bạn tiết kiệm được với khoản tiền bạn phải bỏ ra. 25 nghìn dường như là một món tiền hời so với 100 nghìn nhưng lại chả là gì so với 100 triệu. Khi đưa ra quyết định, chúng ta thường vội vàng so sánh mà thiếu đi sự cân nhắc giữa các lựa chọn.

Để tránh việc này, bạn nên dựa vào tính logic và cẩn thận khi đánh giá các lựa chọn thay vì sử dụng trực giác của mình.

3. Bạn có thể quá lạc quan

Ngạc nhiên thay, sự lạc quan bẩm sinh của con người thường ngăn cản chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt. Khi được dự báo về nguy cơ thấp xảy ra các tình huống xấu, chúng ta sẽ có xu hướng điều chỉnh các kế hoạch ban đầu.

Và nếu những nguy cơ này thực sự cao hơn so với ước tính, chúng ta sẽ phớt lờ điều này để tiếp tục đi theo kế hoạch “lạc quan” trên.

Chẳng hạn, nếu một người dự đoán rằng tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá chỉ là 5%, nhưng sau đó biết rằng nguy cơ tử vong thực sự là gần 25%, họ có thể sẽ bỏ qua thông tin mới này và tin tưởng vào ước tính ban đầu của mình. 

Một phần của quan điểm lạc quan thái quá này xuất phát từ bản năng tự nhiên của con người. Chúng ta thường tin rằng điều xấu sẽ xảy ra với người khác mà không xảy đến với mình. Cho nên khi nghe người khác kể về những chuyện khó chịu hoặc đau buồn diễn ra với họ, chúng ta thường có xu hướng tìm xem đâu là lỗi của người đó.

Xu hướng đổ lỗi cho các nạn nhân như trên thường tạo ra cảm giác rằng chúng ta sẽ không phải chịu những bi kịch đó, bởi vì chúng ta cho rằng mình sẽ không phải mắc phải lỗi như vậy.

Xu hướng này gọi là định kiến lạc quan, mọi người thường đánh giá cao những điều tốt đẹp xảy ra trong tương lai và xem thường những viễn cảnh tồi tệ sẽ xảy đến với chúng ta. Vậy định kiến lạc quan ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định của bạn?

Bởi vì chúng ta thường quá lạc quan về khả năng và tương lai của bản thân cho nên chúng ta tin rằng quyết định hiện tại là quyết định đúng đắn nhất.

Các chuyên gia khuyên rằng hút thuốc hoặc ăn quá nhiều đường có thể gây ra bệnh tật, nhưng sự lạc quan thái quá cho phép con người tin rằng điều này có thể xảy ra với mọi người, ngoại trừ họ.

Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong tương lai, bạn nên cân nhắc những yếu tố trên. Thay vì quá lạc quan và tin vào trực giác của mình, hãy xem xét bản chất vấn đề một cách kỹ lưỡng, khác quan, tỉnh táo và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất nhé.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.