21 nhãn hàng lớn bị yêu cầu dừng quảng cáo trên Youtube

GD&TĐ - Theo thông tin mới nhất, có đến 21 nhãn hàng lớn bị xuất hiện trong các video độc hại, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước trên Youtube. Bộ Thông tin&Truyền thông vừa yêu cầu nhiều doanh nghiệp dừng quảng cáo trong các clip mang nội dung này.

Chứng cứ mà Cục PTTH & TTĐT gửi cho báo chí về các nhãn hàng đang có quảng cáo xuất hiện trên các clip phản động. (Nguồn theo Cục PTTH&TTĐT).
Chứng cứ mà Cục PTTH & TTĐT gửi cho báo chí về các nhãn hàng đang có quảng cáo xuất hiện trên các clip phản động. (Nguồn theo Cục PTTH&TTĐT).

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông vừa gửi công văn đến các nhãn hàng, thương hiệu yêu cầu dừng ngay quảng cáo trong các clip chống phá nhà nước và chứa nội dung phản động trên YouTube.

Đầu năm 2017, cơ quan quản lý đã phát hiện tình trạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước gắn trong các video có nội dung xấu độc, phản động vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube.

Đặc biệt, dòng tiền quảng cáo này lại được Google chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động, gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Khi đó, Bộ đã gửi công văn cảnh báo tới các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức làm việc với họ và các đại lý quảng cáo, đại diện của Google yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng nêu trên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này lại tiếp tục tái diễn.

Trước đó, Bộ Thông tin&Truyền thông đã công bố một loạt hành vi sai phạm của YouTube, Google tại Việt Nam. Theo đó, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các cá nhân kinh doanh trên Internet trong nước có xu hướng lựa chọn hình thức mua quảng cáo trực tiếp, không thông qua đại lý kinh doanh dịch vụ quảng cáo để giảm chi phí trung gian.

Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý, hành vi này chưa tuân thủ quy định tại Nghị định số 181/2013.

Thống kê ban đầu của cơ quan này cho thấy, có 21 nhãn hàng, thương hiệu lớn đang quảng cáo gắn với các clip xấu độc gồm: Adayroi, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, Huawei Việt Nam, FPT, Grab, Samsung Vina, VNG, Popeyes.vn, Shopee, Watsons, Công ty CP Dược phẩm Thái Minh, Công ty TNHH Thiết bị máy móc Đại Chính Quang, Công ty CP Tập đoàn Mặt trời, Công ty CP Vacxin Việt Nam, Công ty CP Dược phẩm Việt Đức, Công ty TNHH Trung tâm Thể dục Thể hình và Yoga California, Công ty TNHH Đức Nhân, Công ty TNHH Sản xuất Trầm Hương Việt Nam, Công ty CP Giáo dục Topica English, Công ty TNHH Yamaha Motor Vietnam, Công ty Thái Tuấn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...