Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thì số lượng hổ hoang dã giảm đáng kể năm 2009 |
Trong số các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới thì loài hổ, hà mã và gấu Bắc Cực trải qua năm 2009 một cách tồi tệ nhất. Còn loài hải ly Elbe, mèo rừng và báo Amur lại có tương lai sáng sủa hơn. Tổ chức WWF lên tiếng chỉ trích việc phá huỷ môi trường sống động vật vẫn đang tiếp diễn do quá trình thay đổi khí hậu, hoạt động săn bắn gia tăng và sự khai thác bừa bãi của con người. Theo ông Chris Dickinson, giám đốc chương trình bảo tồn động vật tại Đức thì sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài động vật và thực vật vẫn diễn ra không ngừng vào năm 2009. Do vậy chính phủ liên bang đã không đạt được mục tiêu chấm dứt tổn thất đa dạng sinh học cho đến năm 2010.
Theo ước tính của quỹ WWF thì hiện nay chỉ còn khoảng 3.200 con hổ tồn tại trong thế giới hoang dã trên toàn thế giới, và loài hổ Nam Trung quốc thậm chí có thể sẽ bị tuyệt chủng do hoạt động săn bắn và nhu cầu trái phép các sản phẩm từ hổ của ngành dược truyền thống tại Châu Á.
Vĩnh viễn ra đi
Loài cóc Kihansi ở Tanzania đã tuyệt chủng sau khi một con đập được xây mới đã phá huỷ môi trường sống của chúng và một loại nấm đã tiêu diệt số còn lại. Đồng thời cũng có khoảng 1.900 trong tổng số 6.300 loài động vật lưỡng cư khác nhau được phân loại có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Loài động vật đặc biệt gặp nguy cơ này là gấu trắng Bắc Cực. Theo dự đoán đến năm 2050, những khu vực rộng lớn ở Bắc Cực sẽ không còn loài gấu này. Khí hậu thay đổi đang gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái của loài gấu trắng Bắc Cực với tốc độ nhanh đến nỗi loài này không kịp thích nghi.
Cũng nằm trong danh sách đối mặt với nguy cơ tàn khốc này là loài hà mã An Nam ở Việt Nam: hiện nay chỉ còn có 8 loài còn sống sót. Cuộc sống của những loài này cũng đang bị de doạ bởi những tuyến đường mới gần Công viên Quốc gia Cát Tiên.
Niềm hy vọng mới
Linh miêu đã quay trở lại khu rừng Bavaria sau 100 năm |
Tuy nhiên cũng có một số tin vui đến từ những khu rừng ở Đức. Loài linh miêu đã làm hang ổ mới tại khu rừng Bavaria và vùng Harz sau 100 năm vắng bóng.
Thêm vào đó, loài hải ly Elbe đã tìm được nơi trú ẩn mới tại khu vực đầm lầy dọc bờ sông Elbe nhờ có một trong những dự án xây dựng đê lớn nhất ở Châu Âu. Dự án này cố gắng gia tăng môi trường sống của loài hải ly ở khu vực đầm lầy dọc theo hai bờ sông đồng thời giảm nguy cơ lũ lụt cho cư dân ở khu vực này.
Sự thành công tiếp theo là câu chuyện về loài báo Amur vốn có nguồn gốc ở khu vực miền đông nước Nga. Ước tính có khoảng 35 con báo loại này trên thế giới hoang dã. Những người bảo vệ rừng đã bắt gặp một con báo mẹ cùng 3 báo con đang ăn bữa tối trong một mỏm đá.
Ngôi Thủy (Theo AFP)