20 mẹo đơn giản giảm hóa đơn tiền điện cho gia đình

Mách chị em một số mẹo hay và đơn giảm giúp làm giảm thấp nhất sự tăng số của hóa đơn tiền điện trong gia đình.

20 mẹo đơn giản giảm hóa đơn tiền điện cho gia đình

Mẹo tiết kiệm tiền điện đơn giản

1. Sử dụng công tắc tăng giảm độ sáng: Cách này sẽ giúp bạn điều chỉnh được mức ánh sáng đủ dùng.

2. Lấp đầy tủ lạnh: Những khoảng trống trong tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ thấp. Vậy nên hãy luôn đảm bảo tủ lạnh của bạn được lấp đầy thực phẩm.

20 mẹo đơn giản giảm hóa đơn tiền điện cho gia đình

3. Phơi đồ ngoài trời thay vì dùng máy vắt khô: Đồ sẽ được thơm mùi nắng còn bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể tiền điện.

4. Giảm thiểu các thiết bị ở chế độ chờ: Tivi, dàn âm thanh, máy tính , và nhiều thiết bị nhà bếp như lò vi sóng, bếp từ... đều tiêu tốn lượng điện không nhỏ dù chỉ ở chế độ chờ. Tốt nhất là bạn nên rút phích cắm những thiết bị này.

5. Che nắng cho nhà: Giảm thiểu việc dùng điều hòa bằng cách kéo rèm cửa và buông mành bên hông nhà có nắng chiếu vào. Để tiết kiệm hơn nữa, hãy lắp các lớp phim cản nắng trên cửa sổ.

6. Chuyển sang dùng đèn Led: Chỗ nào có thể chuyển được, hãy sử dụng đèn Led, giúp tiết kiệm 90% điện so với đèn dây tóc. Số còn lại hãy thay khi các đèn cũ bị cháy.

7. Hạ thấp nhiệt độ trong bình đun nước nóng lạnh: Nếu chỉ để giữ ấm nước, bạn không cần để ở chế độ nóng nhất, hãy giảm xuống mức vừa đủ dùng.

8. Lợi dụng ưu thế của giờ thấp điểm: Nếu nơi ở của bạn có chế độ giảm tiền cho giờ thấp điểm, hãy sử dụng khoảng thời gian này để dùng máy giặt, đun nước nóng, chạy máy rửa bát…

9. Thay thế các thiết bị mới tiết kiệm điện: Nếu các thiết bị nhà bạn có tuổi thọ 10 năm trở lên, cân nhắc thay thế các model mới, chọn loại tốn ít điện năng hơn.

10. Chỉ giặt máy khi có nhiều đồ: Máy giặt tốn rất nhiều điện. Hãy tối ưu hóa bằng cách chỉ sử dụng khi những vật dụng này đã đầy đồ bên trong.

20 mẹo đơn giản giảm hóa đơn tiền điện cho gia đình

11. Sử dụng các quả bóng làm khô trong máy giặt: Các quả bóng này sẽ rút ngắn thời gian làm khô quần áo trong máy giặt.

12. Tắt lò nướng, lò nấu sớm: Tắt lò vài phút trước khi mang thực phẩm ra, và lượng nhiệt còn lại sẽ tự hoàn tất công đoạn làm chín thức ăn.

13. Để thực phẩm nguội đi mới cho vào tủ lạnh: Để thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt bên trong, và tủ lạnh phải làm việc nặng hơn.

14. Nấu nhớ đậy nắp nồi: Thực phẩm chín nhanh hơn khi được đậy nắp nồi, vì nhiệt không thoát ra ngoài

15. Lắp quạt thông gió trên trần/mái nhà: Quạt thông gió sẽ giúp kéo không khí lạnh vào nhà, và thổi không khí nóng ra ngoài (vì nguyên tắc không khí nóng bốc lên cao, khí lạnh ở dưới).

16. Trồng cây tạo bóng quanh nhà: Vừa giúp râm mát, vừa giúp điều hòa không phải hoạt động hết công suất.

17. Giặt bằng chế độ nước lạnh: 90% năng lượng tiêu thụ cho máy giặt để làm nóng nước. Hãy chuyển sang chế độ giặt bằng nước lạnh bình thường.

18. Đắp thêm chăn: Trong những tháng mùa đông, đắp thêm một lớp chăn sẽ giúp bạn giảm bớt vài độ kh dùng máy điều hòa ấm hoặc máy điều nhiệt.

19. Các bóng điện bên ngoài nhà nên sử dụng loại chạy năng lượng mặt trời: Chúng sẽ hấp thụ ánh mặt trời ban ngày, và phát sáng miễn phí suốt đêm.

20. Sử dụng sơn cách nhiệt: Sơn cách nhiệt trong và ngoài nhà giúp giảm hấp thu nhiệt lượng. Bạn cũng có thể mua phụ gia ceramic để biến sơn thông thường thành sơn cách nhiệt.

Theo phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.