161 cây gỗ quý hiếm chết nhưng không thể khai thác, di dời

GD&TĐ - 161 cây gỗ trắc chết, ngã đổ thời gian dài nhưng Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy không thể khai thác, di dời mà ngày đêm cử cán bộ canh giữ.

Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy phải dùng tôn, kẽm gai bảo vệ cây gỗ trắc bị chết khô.
Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy phải dùng tôn, kẽm gai bảo vệ cây gỗ trắc bị chết khô.

Ngày 25/4, Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, do vướng quy định liên quan đến rừng đặc dụng nên 161 cây gỗ trắc quý hiếm bị chết không thể xử lý và vẫn nằm trong rừng.

Theo Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy, trước đây, Ban đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, sau đó, Sở có văn bản gửi Tổng cục Lâm nghiệp và được trả lời là không được tác động, làm thay đổi cảnh quan, môi trường rừng đặc dụng.

Do đó, hiện nay Ban cắt cử cán bộ canh giữ 61 cây trắc chết đứng, bị ngã đổ và 100 gốc trắc cũ (đã chết từ lâu). Việc cắt cử người canh giữ từng cây trắc ngã đổ dẫn đến không đủ người, đủ sức để thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, Ban quản lý đã có văn bản xin chủ trương cắt dọn, thu gom toàn bộ số cây trắc bị chết này đưa về kho quản lý, tránh tình trạng mất mát, thất thoát tài sản của nhà nước. Đồng thời, giảm bớt kinh phí cắt cử, phân công cán bộ trông coi, canh gác hàng năm.

Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích hơn 538 ha với đa dạng về thực vật rừng với khoảng 36 loài trong đó 2 loài Hương, Trắc thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ngoài ra cũng có nhiều loại động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm: Mang lớn, Trăn, cheo cheo...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ