15 người nhốt mình vào hang động 40 ngày để trải nghiệm... vượt thời gian

GD&TĐ - Trong nỗ lực thu thập dữ liệu về tác động của việc cô lập lâu dài mà không có bất kỳ khái niệm thời gian nào đối với não người, 15 tình nguyện viên sẽ dành 40 ngày trong hang động ở Ariège, miền nam nước Pháp.

 15 người sẽ tự nhốt mình vào hang động trong 40 ngày.
15 người sẽ tự nhốt mình vào hang động trong 40 ngày.

8 người đàn ông và 7 phụ nữ sẽ trải qua 40 ngày bị cô lập trong một hang động lớn, không có điện thoại, đồng hồ hay bất kỳ loại thiết bị nào có thể giúp họ dự báo thời gian.

Dự án được gọi là Deep Time và nó là đứa con tinh thần của nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ Christian Clot và chính ông cũng là một trong những người tham gia trải nghiệm lần này.

Ông ấy cùng với những tình nguyện viên khác sẽ bắt đầu thử nghiệm “cuộc sống vượt thời gian” của họ và sẽ trải qua 40 ngày liên tiếp bị cô lập trong một hang động lớn ở vùng núi Pyrénées. Tất cả chúng đều được trang bị cảm biến cho phép hàng chục nhà khoa học theo dõi chúng từ bề mặt.

Giáo sư Etienne Koechlin, Giám đốc Phòng thí nghiệm khoa học Thần kinh và Nhận thức tại Ecole Normale Supérieure, Paris cho biết: "Đây là lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện thí nghiệm này. Cho đến nay, tất cả các sứ mệnh kiểu này đều tập trung vào việc nghiên cứu nhịp điệu sinh lý của cơ thể, chưa quan tâm đến các tác động của kiểu đứt gãy thời gian tạm thời với các chức năng nhận thức và cảm xúc của con người".

15 tình nguyện viên sẽ phải thích nghi với cuộc sống ở nhiệt độ 12 độ C, độ ẩm 95%, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên cũng như các tiện ích phổ biến như điện thoại, đồng hồ ở bên trong hang động. Họ tự tạo ra điện bằng hệ thống thuyền đạp chân và rút nước mà mình cần từ độ sâu 45 mét.

Dự án Deep Time.
Dự án Deep Time.

Trang web chính thức của Deep Time cho biết: “Mất thời gian là sự mất phương hướng lớn nhất và chính khía cạnh này mà sứ mệnh Deep Time muốn hiểu rõ hơn". 

Trong một số sự kiện nhất định, nhận thức của chúng ta về thời gian bị thay đổi: nó dường như trôi qua rất chậm hoặc rất nhanh, không liên quan đến thực tế của từng giây trôi qua.

Điều gì xảy ra sau đó? Làm thế nào để tìm ra cảm giác về thời gian? Mối liên hệ giữa nhận thức và thời gian sinh học, giữa não và các tế bào di truyền là gì? Mối quan hệ giữa thời gian nhận thức và thời gian chuẩn của đồng hồ của chúng ta là gì? Làm thế nào để bộ não của chúng ta nhìn thấy thời gian?

Trong nỗ lực trả lời một số câu hỏi này, các nhà khoa học được cho là sẽ theo dõi 15 người tham gia từ bề mặt, thu thập dữ liệu được truyền bởi một số cảm biến.

Christian Clot, người được truyền cảm hứng để thực hiện sứ mệnh này bởi đại dịch Covid-19 và cách nó tác động đến cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi buộc phải trải qua thời gian dài cô lập, mặc dù không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng tôi trong ngắn hạn hay dài hạn.

Arnaud Burel, một nhà sinh vật học 29 tuổi và là một trong những tình nguyện viên tham gia Deep Time, nói rằng anh ấy đồng ý tham gia vì mong muốn “được nếm trải cuộc sống vượt thời gian này, điều không thể xảy ra bên ngoài với máy tính và điện thoại di động sẽ nhắc nhở chúng tôi về các cuộc hẹn và nghĩa vụ của mình.

Burel đồng ý rằng việc trải qua 40 ngày trong hang động với những người lạ sẽ không hề dễ dàng, đồng thời nói thêm rằng giao tiếp sẽ là chìa khóa.

15 người tham gia sẽ không nhận được tiền bồi thường, thậm chí họ còn tự cung cấp 1,5 tấn vật tư trong hang để đảm bảo rằng mình có thể sống sót mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Nhiệm vụ Deep Time bắt đầu vào ngày 14/3 và dự kiến kéo dài đến ngày 22/4, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.