14 quốc gia bàn về sức khỏe cộng đồng vùng Mê Kông

GD&TĐ - Ngày 1/7, tại TP Huế đã khai mạc Hội nghị Quốc tế về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 13.

Đại diện 1 quốc gia tại Hội nghị Quốc tế về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 13 chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Đại Dương).
Đại diện 1 quốc gia tại Hội nghị Quốc tế về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 13 chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Đại Dương).

Hội nghị Quốc tế về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 13 do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức trong 2 ngày (1 - 2/7) là một trong những hoạt động thường niên và trọng tâm của Mạng lưới học thuật về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

Chủ đề Hội nghị lần này là “Tăng cường hợp tác liên ngành về giáo dục và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên trong thời đại mới”.

Hơn 400 các cán bộ y tế, nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong nước và quốc tế tham dự với gần 250 bài đăng ký báo cáo trực tiếp hoặc trực tuyến tại Hội nghị.

Các hoạt động của Hội nghị đa dạng gồm các tham luận, báo cáo của các chuyên gia đến từ 14 nước trong khu vực và quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề sức khỏe Y tế công cộng ưu tiên.

Các đại biểu nhiều quốc gia về tham dự Hội nghị “Tăng cường hợp tác liên ngành về giáo dục và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên trong thời đại mới”.

Các đại biểu nhiều quốc gia về tham dự Hội nghị “Tăng cường hợp tác liên ngành về giáo dục và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên trong thời đại mới”.

Hội nghị gồm hai phiên báo cáo tổng thể, 12 phiên báo cáo hội trường và khoảng 100 báo cáo poster với tổng số hơn 200 báo cáo bằng tiếng Anh tại Hội nghị; với sự tham gia của các giáo sư, nhà khoa học và nghiên cứu sinh từ 14 nước trong khu vực và trên thế giới, gồm Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Cambodia, Myanmar, Úc, Đức, Nhật Bản, Ireland, Mông Cổ, Nepal, Philippines, Singapore.

Đây là cơ hội cho giảng viên, học viên và sinh viên của các đơn vị thành viên được chia sẻ, cập nhật về kiến thức khoa học, tăng cường mạng lưới kết nối, hợp tác học thuật trong lĩnh vực Y tế công cộng.

Theo GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, Hội nghị sẽ góp phần nâng cao năng lực của khu vực trong giải quyết các nhu cầu và các thách thức lớn về y tế công cộng thông qua việc trình bày, thảo luận các báo cáo nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng cũng như các giải pháp, chính sách nhằm cải thiện sức khỏe người dân và công bằng y tế.

Các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong mạng lưới khoa học, các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực y tế công cộng qua hội nghị này cũng sẽ được mở rộng.

Mạng lưới học thuật về Y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng được thành lập gần 20 năm bao gồm các Trường Đại học Y – Dược của các quốc gia trong tiểu vùng Mê Kông gồm Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, CHDCND Lào và Myanmar.

Mục tiêu của mạng lưới là để cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực thông qua các hợp tác cải tiến chất lượng đào tạo và nghiên cứu về Y tế công cộng.

Một số hình ảnh do PV ghi nhận:

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế phát biểu khai mạc Hội nghị.
GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế phát biểu khai mạc Hội nghị.
Các đại biểu quốc tế.
Các đại biểu quốc tế.
Nhiều giáo sư, chuyên gia khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đến Huế góp ý về sức khỏe cộng đồng.
Nhiều giáo sư, chuyên gia khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đến Huế góp ý về sức khỏe cộng đồng.
Nhiều báo cáo được trình bày.
Nhiều báo cáo được trình bày.
Hội nghị thu hút nhiều chuyên gia chất lượng hàng đầu về y tế công cộng tham gia. (Ảnh: Đại Dương).
Hội nghị thu hút nhiều chuyên gia chất lượng hàng đầu về y tế công cộng tham gia. (Ảnh: Đại Dương).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.