130 ca cấp cứu do pháo nổ

Trong 4 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu, các bệnh viện trên toàn quốc tiếp nhận 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, hơn 2.200 trường hợp cấp cứu do đánh nhau.

130 ca cấp cứu do pháo nổ

Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Chính phủ, trong 4 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu (đến hết mùng 2 Tết), các bệnh viện trên toàn quốc tiếp nhận 130 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ . Các bệnh viện còn khám, cấp cứu cho 28 trường hợp bị thương do chất nổ khác.

Số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 2.203 trường hợp, trong đó có 990 ca phải nhập viện điều trị nội trú, có 14 trường hợp tử vong .

Việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo bị nghiêm cấm từ năm 1995. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, buôn bán trái phép, đốt pháo tùy tiện , nhất là trong các ngày lễ, Tết vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương.

130 ca cap cuu do phao no - Anh 1

Anh Hoàng Văn O. bị cụt tay do đốt pháo đêm giao thừa. Ảnh: Tiền Phong.

Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, trong ngày 29/1 (mùng 2 Tết), cả nước không ghi nhận các ổ dịch bệnh truyền nhiễm; không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A/H5N1, A/H7N9; không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 tại các cửa khẩu biên giới.

Tuy nhiên, Viện Pasteur TP.HCM đã ghi nhận 1 trẻ tử vong (19 tháng tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) vì bệnh tay chân miệng trong ngày mùng 1 Tết. Đây là trường hợp tử vong do bệnh tay miệng đầu tiên được ghi nhận trong năm 2017.

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước ghi nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng tại 55 tỉnh, thành phố. Sau khi có ca tử vong do bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh đã thông báo cho Trung tâm Y tế huyện Châu Thành giám sát và xử lý dịch theo quy định.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức trực chống dịch 24/24h và chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, nhằm hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ