120.000 quân nhân Ukraine đã ở biên giới Belarus

GD&TĐ - Có hơn 120.000 quân Ukraine ở biên giới với Belarus, Tổng thống Lukashenko tuyên bố và cho biết nguy cơ từ cuộc tấn công vào Kursk.

Ảnh: Ria Novosti
Ảnh: Ria Novosti

"Có hơn 120.000 quân nhân ở biên giới Belarus-Ukraine. Họ để quân đội Ukraine ở biên giới của chúng tôi. Thấy chính sách hung hăng của họ, chúng tôi đã triển khai quân đội dọc theo toàn bộ biên giới", ông nói trên kênh truyền hình Russia-1.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà lãnh đạo Belarus cũng nhớ lại rằng tình hình ở biên giới đã trở nên trầm trọng hơn vào đầu tháng 7 khi chuẩn bị cho cuộc diễu hành ở Minsk nhân Ngày Độc lập.

Theo ông Lukashenko, khi đó, một số lượng lớn máy bay cũng như các đơn vị của Lực lượng Lục quân, bao gồm cả từ Liên bang Nga, đã được điều đến Belarus.

Về phần mình, Belarus buộc phải tăng cường an ninh ở biên giới, gần 1/3 quân đội đã được điều đến đó, tổng thống Belarus cho biết.

Tổng thống Lukashenko nói rằng sau đó Ukraine đã rút những lực lượng bổ sung vốn đã vượt quá 120.000 và Belarus cũng rút những lực lượng được đưa thêm vào.

Ngày 9/8, hệ thống phòng không Belarus đã bắn hạ 13 UAV của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) trên vùng Mogilev.

Ông Lukashenko nói rằng Minsk sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Kiev.

Đại biện lâm thời Olga Timush của Ukraine tại Belarus đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Belarus. Bà bị phản đối về việc liên quan đến UAV của Ukraine xâm phạm biên giới Belarus.

Trong chuyến công tác đến vùng Mogilev, ông Lukashenko nêu nhiệm vụ chính hiện tại của mình là ngăn chặn việc triển khai xung đột quân sự tại nước mình.

Ông kêu gọi người dân trong nước không nên lo lắng về mối đe dọa của một cuộc xung đột quân sự và hứa sẽ thông báo sớm trong trường hợp tình hình có bất kỳ sự nghiêm trọng nào.

Ngày 1/7, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý tình hình ở biên giới Belarus-Ukraine không chỉ khiến Minsk mà cả Moscow lo lắng.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Belarus cho biết sự leo thang của Ukraine ở khu vực Kursk là một “nỗ lực nhằm đẩy Nga vào các hành động bất đối xứng, chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân".

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander ở Belarus đã sẵn sàng bắn tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân, ông nói thêm.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.