Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng chơi trò chơi điện tử ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần. Rối loạn vì chơi game sẽ áp dụng cho những người chơi quá mức và độ nghiêm trọng đủ để dẫn đến suy giảm đáng kể các hoạt động cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Bỏ học, không làm bài tập về nhà, không tham gia vào các hoạt động thể thao, giao tiếp xã hội yếu hoặc mất hứng thú với các hoạt động khác trong cuộc sống là những biểu hiện nhẹ. Nặng hơn còn dẫn tới rối loạn nhận thức, nghĩ thế giới thực như thế giới ảo, ăn trộm tiền của bố mẹ, thậm chí còn làm ra những điều phạm pháp.
Vậy làm thế nào để con bạn bớt nghiệm game khi chúng đang sống trong xã hội công nghệ và tự do? Dưới đây là một số mẹo để loại bỏ chứng nghiện trò chơi video của trẻ:
1. Nói chuyện thẳng thắn trước khi con tiếp cận: Giải thích cho bé rằng đó là một trò giải trí và đó không phải là cuộc sống của chúng. Làm cho trẻ nhận thức được rằng thành công trong thế giới trò chơi là ảo và không liên quan gì đến thành công ngoài đời thực.
Thật đáng giá để kiếm được điểm trong cuộc sống thực (bằng cách đạt điểm cao, kiếm được tiền thật, học một kỹ năng hữu ích trong cuộc sống thực) so với trong thế giới giả tưởng.
2. Xác định thời gian hợp lý để con bạn chơi điều độ: Thời gian tốt sẽ là 1 tiếng vào mỗi ngày thường và tối đa 2 - 3 tiếng vào cuối tuần.
3. Đặt quy tắc cụ thể cho giới hạn thời gian chơi trò chơi và chắc chắn về điều đó: Hãy nói rõ cho con bạn biết cụ thể bạn cho phép chơi bao nhiêu thời gian và con bạn phải đảm bảo sẽ thực thi nghiêm chỉnh. Thỉnh thoảng cho trẻ một chút ngoại lệ nếu con có thành tích học tập tốt hoặc làm được điều gì đó tốt.
4. Đưa ra hình phạt cụ thể cho việc không tuân theo quy tắc: Bạn có thể cấm con bạn chơi game trong một tuần nếu bé vượt quá giới hạn thời gian cho phép.
5. Biến thời gian trò chơi thành phần thưởng: Làm cho thời gian chơi trò chơi của con bạn phụ thuộc vào việc thực sự hoàn thành hoặc không đạt được mục tiêu.
Ví dụ, bạn có thể cho phép trẻ chơi vào những ngày đi học nếu bé duy trì bài tập sau khi bố mẹ kiểm tra còn nếu không, bé chỉ có thể chơi vào cuối tuần. Hoặc cho phép con bạn chơi chỉ khi bé đã làm xong việc đề ra.
6. Theo dõi thời gian trò chơi: Có rất nhiều trò chơi theo cấp độ. Khi con chinh phục được vòng 1 sẽ vào được vòng 2, vòng 3… và hết giờ bố mẹ cho phép, con sẽ năn nỉ hoặc xin xỏ để được chơi thêm. Vì thế kiểm soát đừng để con chơi những trò khiến con bị cuốn đến mê muội.
7. Sử dụng các công cụ để đặt giới hạn cho thời gian trò chơi: Ví dụ cài đặt chế độ hẹn giờ ở máy tính hoặc điện thoại. Sau 1 tiếng thiết bị sẽ tự ngắt.
8. Đặt máy chơi game hoặc máy tính của con bạn ở nơi bạn có thể nhìn thấy - điều này sẽ khiến bé biết rằng bạn đang theo dõi giờ chơi game của bé và bạn có thể biết bé có chơi quá mức không.
9. Giới thiệu cho con bạn những điều thú vị khác để mang lại sự thích thú và thậm chí có thể kiếm được điểm thực tế - Chúng có thể bao gồm từ các hoạt động thể chất như chơi thể thao, đạp xe hoặc chạy đến ít thể chất hơn, như đọc, học chơi một nhạc cụ hoặc đi chơi với bạn bè.
10. Rủ anh em họ hoặc bạn bè của con bạn để giúp bé quên việc chơi game và tham gia các hoạt động vui chơi khác.
11. Làm cho con bạn thoát khỏi tình trạng vượt quá giới hạn - Trong trường hợp xấu nhất, khi con bạn bị rối loạn chức năng vì bạn bố mẹ cố gắng hạn chế chơi game, bạn có thể khóa trò chơi hoặc gỡ cài đặt nó khỏi máy tính cho đến khi con bạn nhận ra rằng chúng có thể sống mà không cần game.
Trong những trường hợp cực đoan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ nhi khoa để chữa chứng nghiện của con bạn trong trò chơi điện tử. Hãy can thiệp sớm và dứt khoát, đừng trì hoãn hoặc nghĩ làm thế vì thương con.